Thực trạng tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 67 - 74)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực th

chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên

Căn cứ các văn bản, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh niên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã cụ thể hóa ban hành các văn bản, những chính sách riêng của tỉnh nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong tình hình mới đảm bảo tính thống nhất với các quy định của pháp luật nhằm chăm lo, giáo dục, đào tạo thanh niên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trở thành công dân tốt, nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yên cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, của đất nước và hội nhập quốc tế và phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Xác định được vị trí và tầm quan trọng của việc triển khai giáo du ̣c, tuyên truyền chính sách trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên. Tỉnh Hòa Bình đã đưa ra nhiều hình thức phong phú , đa dạng. Hình thức GDPL được áp dụng phổ biến là hình thức truyền thống tuyên truyền miệng bằng cách mở các hội nghị tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, các cuộc giao ban, đây là 1 hình thức truyền thống mạng lại nhiều hiệu quả tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số nhàm chán và khô cứng do đặc thù một số nội dung pháp luật. Hình thức GDPL thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được áp dụng nhiều trên địa bàn tỉnh (thi

sân khấu hóa, thi viết, thi trực tuyến), thông qua cuộc thi Thanh niên tìm hiểu pháp luật một cách linh hoạt, mềm dẻo huy động được nhiều đố i tươ ̣ng tham gia nên hình thức này mang lại hiệu cao tuy nhiên kinh phí tổ chức 1 cuộc thi sân khấu hóa là quá lớn nên cũng rất khó khăn cho UBND cấp huyện, cấp xã. Hình thức tuyên truyền pháp luật qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, Hòa giải cơ sở được áp dụng nhiều tại các địa bàn như nông thôn, miền núi không tốn kém nhiều về kinh phí và cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong thực tế. Các hình thức khác như biên soạn Tờ rơi, tờ gấp, sách pháp luật phổ thông, TSPL, Tư vấn pháp luật thông qua công tác TGPL… cũng được áp dụng thường xuyên. Các hình thức GDPL mới thử nghiệm như giải đáp pháp luật qua hộp thư điện tử, gửi ý kiến giải đáp qua đường bưu điện,

Đặc biệt hình thức tuyên truyền GDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên các báo địa phương và TW, các tạp chí, Tập san chuyên ngành Đài PTTH , loa truyền thanh cơ sở...bằng các phóng sự tọa đàm, tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật, hỏi đáp pháp luật, hộp thư truyền hình; các tin, bài ghi chép, phản ánh, gương người tốt việc tốt...được áp dụng và khai thác triệt để trong thời gian qua đem lại hiệu quả tuyên truyền cao.

Trong thời gian vưa qua, UBND tỉnh đã tổng kết Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015” tại các địa phương, có 889 vụ với 234 bị cáo là thanh thiếu niên [46] đã được các địa phương tổ chức xét xử lưu động tại địa bàn cơ sở, thu hút đông đảo người xem, qua đó giúp người dân hiểu biết pháp luật, nhất là các hành vi vi phạm và chế tài xử lý, nâng cao ý thức cảnh giác, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Ngoài ra, các địa phương đã chú trọng biên soạn, cấp phát nhiều tài liệu phổ biến GDPL (sách, tờ gấp, đĩa hình tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật...) tới 58.489 người và 197 số cán bộ làm công tác phổ biến GDPL; tổ chức các lớp, buổi tập huấn, nói

chuyện pháp luật, giải đáp pháp luật (533 lớp, buổi với 754.106 lượt thanh thiếu niên tham gia, tham dự [2]). Các địa phương cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến GDPL cho các đối tượng thanh thiếu niên đặc thù như thanh thiếu niên dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới; thanh thiếu niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn[8]; miền biển, hải đảo, ngư dân; thanh thiếu niên trong các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình; người khuyết tật bằng những hình thức phù hợp hòa giải, trợ giúp pháp lý, phổ biến, giải đáp trực tiếp...) hoặc lồng ghép nội dung phổ biến GDPL vào các chương trình văn hóa, học nghề cho thanh thiếu niên.

Với 34% kết quả đánh giá hài lòng và rất hài lòng về nội dung “Lồng ghép nội dung thực hiện chính sách giáo dục pháp luật vào các chương trình văn hóa, học nghề cho thanh thiếu niên”, có 58% ý kiến đánh giá hài lòng và rất hài lòng. Theo thống kê của Đoàn thanh niên tỉnh Hòa Bình từ năm 2011 - 2015, tỉnh đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên được tổ chức với số lượng lớn với khoảng 123 cuộc thi, hội thi từ cấp tỉnh đến cấp xã và 4.893.182 lượt thanh thiếu niên tham dự [23]. Bên cạnh đó, ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin đại chúng, báo chí, truyền thông vào các hoạt động phổ biến GDPL cho thanh thiếu niên được chú trọng, đẩy mạnh. Các địa phương đã xây dựng, thực hiện 68 chuyên mục, chương trình phổ biến GDPL; 183 tin, bài về phổ biến GDPL; 76 tin, bài để phát sóng, phát thanh, đăng tải nhằm tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật và giáo dục ý thức, trách nhiệm tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho thanh thiếu niên trên các báo, đài, loa truyền thanh cơ sở của địa phương [23]. Các địa phương đã xây dựng, duy trì hoạt động của 15 câu lạc bộ và thu hút 86.835 lượt thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên giao lưu, chia sẻ, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm sống, được thông tin, tiếp cận, tập huấn các kiến thức pháp luật có liên quan đến đời sống, công

việc, học tập, từ đó gắn kết, tăng cường quan hệ và nâng cao trách nhiệm sống tốt, sống đúng.

Tuy nhiên, các nội dung được đánh giá ít và không hài lòng nhất là: Ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục pháp luật cho phù hợp với điều kiện thực tế; Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, tuyên truyền viên; Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thường xuyên nắm vững tình hình giáo dục pháp luật cũng như những nhiệm vụ đối với giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn; Có chính sách đặc thù cho đối tượng thanh niên thanh thiếu niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; miền núi; thanh thiếu niên trong các doanh nghiệp, người khuyết tật.

Thực tế cho thấy: Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên bao gồm: (1) Chính phủ đến Quốc hội; (2) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư Pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chính sách GDPL đến thanh niên; (3) Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện theo thẩm quyền; (4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên theo phân cấp của Chính phủ; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GDPL cho thanh niên trên địa bàn.

Cơ chế “chủ quản” và cơ chế cơ sở “trực thuộc” đang tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên. Phân cấp về chức năng nhân sự cũng bộc lộ nhiều hạn chế, trước khi Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình ban hành văn bản tuyên truyền GDPL đến thanh niên thông qua Bộ Tư pháp, UBND cấp tỉnh, sau đó chờ ký duyệt, ban kinh phí.... Như vậy, chính sách GDPL cho thanh niên, bộ máy quản lý rườm rà, phân tán và không hiệu quả; còn có sự lẫn lộn về chức năng nhiệm vụ, vừa thực hiện nhiệm vụ.

Một điều đáng lưu ý khi đánh giá về tổ chức thực hiện các văn bản trong chính sách GDPL cho thanh niên là trong các đơn vị chức năng của Bộ Tư Pháp chưa xác định rõ đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của thanh niên. Tức cơ quan ban hành văn bản là Bộ Tư pháp, cơ quan thực thi và đánh giá là UBND, Sở, Bộ, và cơ quan kiểm soát các hoạt động thuộc công an. Do vậy, việc theo dõi, giám sát hoạt động văn hóa-xã hội của thanh niên chưa thường xuyên, không đầy đủ. Sự phân công trách nhiệm giữa Bộ với các Bộ, ngành và UBND các địa phương trong thực thi chính sách GDPL cho thanh niên chưa rõ; điều này gây hạn chế đến hiệu quả thực thi chính sách GDPL cho thanh niên so với thực tế.

Hiện nay, công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ thanh niên tiếp cận với các chính sách, các văn bản pháp luật để trang bị kiến thức, kỹ năng sống, học tập và tìm kiếm việc làm, qua đó giúp thanh niên tham gia góp ý, xây dựng vào các văn bản pháp luật còn thiếu liên quan đến công tác thanh niên để những Đề án, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải tác động rộng khắp đến phần lớn thanh niên, để đào tạo, bồi dưỡng lực lượng này về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, thể chất, đồng thời bồi đắp về lý tưởng, hoài bão, đời sống tinh thần, để phát huy mạnh mẽ nguồn lực thanh niên cho sự phát triển của bản thân mỗi thanh niên là việc làm cần thiết đã được Sở Nội vụ tích cực tham mưu UBND tỉnh triển khai các văn bản liên quan đến thanh niên như: Luật Thanh niên, Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2020 các Đề án và Dự án về thanh niên được triển khai tại tỉnh.

Bảng 2.3: Thực trạng tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án

thực thi chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên

TT Tổ chức thực hiện văn bản, chương trình Mức độ thực hiện Không hài lòng Ít hài lòng Hài lòng Rất hài lòng SL % SL % SL % SL % 1 Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách

giáo dục pháp luật cho thanh niên 40 40.0 25 25.0 22 22.0 13 13.0

2

Ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục pháp luật cho phù hợp với điều kiện thực tế.

35 35.0 12 12.0 41 41.0 12 12.0

3

Đội ngũ cán bộ tuyên truyền có năng lực, đã thực hiện tốt nhiệm vụ, cách thức phổ biến, tuyên truyền phù hợp với những đặc thù độ tuổi thanh niên

35 35.0 14 14.0 31 31.0 20 20.0

4

Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, tuyên truyền viên

30 30.0 16 16.0 36 36.0 18 18.0

5

Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thường xuyên nắm vững tình hình giáo dục pháp luật cũng như những nhiệm vụ đối với giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn.

30 30.0 15 15.0 40 40.0 15 15.0

6 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp

TT Tổ chức thực hiện văn bản, chương trình Mức độ thực hiện Không hài lòng Ít hài lòng Hài lòng Rất hài lòng SL % SL % SL % SL % 7

Gắn giáo dục pháp luật cho thanh niên với giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân, đạo đức, văn hóa, lối sống, lý tưởng

28 28.0 26 26.0 34 34.0 12 12.0

8

Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục pháp luật cho thanh niên như câu lạc bộ, công nghệ thông tin, thi tìm hiểu về pháp luật, tổ chức xét xử xe lưu động

20 20.0 17 17.0 50 50.0 13 13.0

9

Lồng ghép nội dung thực hiện chính sách giáo dục pháp luật vào các chương trình văn hóa, học nghề cho thanh thiếu niên

30 30.0 12 12.0 40 40.0 18 18.0

10

Có chính sách đặc thù cho đối tượng thanh niên thanh thiếu niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; miền núi; thanh thiếu niên trong các doanh nghiệp, người khuyết tật

30 30.0 8 8.0 46 46.0 16 16.0

TB Chung 30.8 15.5 38.5 15.2

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra

Với 10 nội dung về mức độ hài lòng của cán bộ, chuyên viên trong ban, phòng, sở quản lý trực tiếp đối tương thanh niên đánh giá về tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách giáo dục pháp luật cho thanh

niên. Kết quả đánh giá cho thấy, đa phần số phiếu ghi nhận mức độ ít hài lòng (15,5%), không hài lòng (30,8%)...

Nội dung “Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục pháp luật cho thanh niên như câu lạc bộ, công nghệ thông tin, thi tìm hiểu về pháp luật, tổ chức xét xử xe lưu động” có 63% số phiếu đánh giá hài lòng và rất hài lòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 67 - 74)