7. Kết cấu luận văn
1.3.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách
Thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên cần có kiến thức pháp lý nhất định; Phải có nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với công tác giáo dục pháp luật và có khả năng nói và viết tốt; Phải có khả năng hòa đồng và giao tiếp bên cạnh đó biết tích lũy tư liệu, kiến thức cũng như kiến thức nhất định về tâm lý học tuyên truyền điều quan trọng hơn cả phải có những hiểu biết về xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nhất định. Do vậy, việc lựa chọn cán bộ chuyên trách cần kế hoạch, tiêu chí cụ thể, sàng lọc kỹ lưỡng từ đó mới chọn được cán bộ có “tâm” và “tầm” mới đảm trách được nhiệm vụ tuyên truyền viên các chính sách GDPL cho thanh niên.
Trình độ học vấn và khả năng tham gia của chủ thể thực hiện chính sách GDPL còn yếu . Các cấp chính quyền đã có nhận thức và đánh giá đúng vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia chính sách GDPL cho Thanh niên, do vậy đã có sự phối hợp, hỗ trợ cả về cơ chế và nguồn lực tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể nói chung và tổ chức Hội đoàn thể nói riêng thực hiện tốt. Vẫn còn một số ít cấp ủy Đảng, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị và chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động có nơi còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với từng đối tượng và chưa kịp thời. Công tác tham mưu còn thiếu sự sáng tạo trong tổ chức hoạt động, do đó việc xây dựng chương trình, kế hoạch còn lúng túng, chưa sát thực tế; thiếu kiểm tra, đôn đốc cán bộ công chức làm nhiệm vụ thực hiện chính sách GDPL ở cơ sở.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Đánh giá vai trò của thanh niên, Đảng ta khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước việc phát huy sức mạnh của thanh niên là đặc biệt thực hiện chính sách GDPL quan trọng và cần thiết. Đó là một yếu tố quan trọng để phát huy nguồn lực con người, khơi dậy sức mạnh của mọi người dân góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc trên con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để phát huy được sức mạnh đó, cần tăng cường hơn nữa chính sách GDPL cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu và làm sáng tỏ các khái niệm về GDPL, chính sách GDPL; thanh niên; chính sách GDPL cho thanh niên. Đặc biệt, luận văn đã trình bày và phân tích đặc điểm của thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên và chủ thể thực hiện. Luận văn cũng luận giải nội dung thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên được thiết lập trên các yếu tố về xây dựng văn bản, tổ chức thực hiện và tổ chức sơ kết tổng kết...
Luận văn phân tích các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên trong đó yếu tố cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa-công nghệ, ...
Trên đây là cơ sở lý luận rất cần thiết định hướng để tác giả nghiên cứu thực trạng chính sách GDPL cho thanh niên tỉnh Hòa Bình hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Khái quát chung về tỉnh Hòa Bình và thanh niên tỉnh Hòa Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên
•Vị trí địa lý: Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, nằm ở tọa độ 200019' - 210008' vĩ độ Bắc, 104048' - 105040' kinh độ Đông, thủ phủ là thành phố Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 73 km về phía Tây Nam theo Quốc lộ 6. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Nội, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Nội và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.
•Khí hậu: Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 290C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,50C.
•Đặc điểm địa hình: Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía Tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250 m, độ cao trung bình từ 100 – 200 m. Địa hình Hoà Bình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ giữa các sườn núi là các thung lũng hẹp.
Tài nguyên thiên nhiên:
Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 66.759 ha, chiếm 14,32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194.308 ha, chiếm 41,67%; diện tích đất chuyên dùng là 27.364 ha, chiếm 5,87%; diện tích đất ở là 5.807 ha, chiếm 1,25%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172.015 ha, chiếm 36,89%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.046 ha, chiếm 67,48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25.356 ha, chiếm 60,51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.052 ha, chiếm 6,06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135.010 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3.126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6.385 ha.
•Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2014, diện tích đất có rừng của tỉnh Hòa Bình là 196.049 ha, trong đó: Rừng tự nhiên là 146.844 ha; rừng trồng là 49.205 ha.
Trữ lượng gỗ khai thác khoảng 4,75 triệu m3 gỗ và 128,7 triệu cây nứa, luồng; động vật rừng có một số loài thú như: Gấu, lợn rừng, khỉ, cày, cáo, rùa núi, nai rừng nhưng số lượng không lớn.
Các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh gồm có 3 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích là 18.435 ha, trong đó có rừng là 15.565 ha, đất trống có khả năng nông, lâm nghiệp là 2.870 ha.
•Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản có 12 loại. Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ: Ðất sét, đá vôi, đá granít, đá cócđoa...; khoáng sản kim loại như: Quặng sắt mỏ nhỏ trữ lượng ít chưa xác định, sắt, quặng đa kim (đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimoan), vàng sa khoáng, khoáng sản phi kim loại như pirít, photphorít, cao lanh...; khoáng sản than đã được khai thác rải rác ở huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, có nhiều vỉa lộ thiên để khai thác với trữ lượng 1 triệu tấn.
Về phát triển kinh tế
Theo Cục thống kê tỉnh Hòa Bình [7]: Tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,4%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,31%; dịch vụ tăng 6,24%.
Tăng trưởng kinh tế không tính Công ty Thủy điện ước đạt 11,24%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,8%; dịch vụ tăng 10,6%.
Tính cả Công ty thủy điện Hòa Bình thì tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,5%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 11%; dịch vụ tăng 10,6%.
Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 126,4 nghìn ha, vượt 0,7% kế hoạch, sản lượng 36,5 vạn tấn, vượt kế hoạch 0,5 vạn tấn. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng tích cực; chuyển đổi trên 700 ha đất trồng lúa và cây mầu kém hiệu quả sang trồng các loại cây giá trị kinh tế cao hơn như: cam, bưởi, nhãn... Toàn tỉnh có trên 5.081 ha cây ăn quả có múi, trong đó diện tích trồng cam tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ; trồng mới 8,42 nghìn ha rừng tập trung, vượt 5,3% kế hoạch, độ che phủ rừng ổn định khoảng gần 49% diện tích tự nhiên.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tích cực triển khai. Đến nay có 31 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới chiếm 16,23% tổng số xã, vượt 1,23% kế hoạch; bình quân mỗi xã đạt 11,58 tiêu chí, tăng 1,5 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước, đạt kế hoạch đã đề ra.
Hoạt động sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,9% so với năm 2014.
Hoạt động thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm ước đạt 15.730 tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch năm, tăng 31,1% so với năm 2016. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm ước tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 282 triệu USD, tăng 86,4% so với cùng kỳ, vượt 56,7% kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 208 triệu USD, tăng 107,8% so với cùng kỳ, vượt 160% kế hoạch năm.
Ước tính số khách du lịch vào tỉnh đạt khoảng 2,5 triệu lượt khách, bằng 100% kế hoạch năm, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu hoạt động du lịch ước đạt 800 tỷ đồng. Dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Hoạt động đầu tư phát triển: Năm 2016, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 1.358,4 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 25/10/2016 đạt 868,3 tỷ đồng, bằng 63,9% kế hoạch giao. Dự kiến đến hết năm sẽ cơ bản hoàn thành giải ngân vốn kế hoạch năm 2016.
• Dân số
Hòa Bình có 832.543 dân (tháng 7/2009). Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa Bình chỉ có 786.964 người. Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc; Kinh chiếm 27,73%; dân tộc; Thái chiếm 3,9%; dân tộc; Dao chiếm 1,7%; dân tộc; Tày chiếm 2,7%; dân tộc; Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh.
Khó khăn, thách thức của Hoà Bình trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn ổn định an ninh chính trị, quốc phòng chính, các yếu tố địa hình chia cắt, phức tạp, núi cao, suối sâu, đồi núi dốc, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội còn hạn hẹp, đời sống kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, tình trạng di cư tự do, du canh du cư, phá rừng làm rẫy còn phổ biến, chưa ổn định. Tình hình an ninh trật tự có lúc, có nơi diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, dụ dỗ, lôi kéo người
dân tộc thiểu số xuất cảnh trái phép tìm việc làm. Một số đối tượng của lực lượng phản động ở nước ngoài về nước, lợi dụng vấn đề tôn giáo lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số làm trái pháp luật.
Nâng cao trình độ văn hoá, dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trang bị kiến thức pháp luật, hướng dẫn nhân dân chấp hành pháp luật và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, không để các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống phá, Hòa Bình cần thiết phải đẩy mạnh CSGDPL cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Từ tình hình kinh tế, văn hoá xã hội và dân cư tỉnh Hoà Bình trên có những ảnh hưởng nhất định cho việc thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên trên địa bàn. Rõ ràng với địa bàn miền núi phía Bắc, giao thông khó khan, trình độ dân trí thấp, chủ yếu là người dân tộc; việc triển khai thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên trên địa bàn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với địa bàn đồng bằng và các thành phố lớn.
2.1.2. Khái quát về tình hình thanh niên tỉnh Hòa Bình
Hiện nay, theo tổng kết của Đoàn Thanh niên tỉnh Hòa Bình tổng số thanh niên trong độ tuổi 16-30 của toàn thị xã là 316.390 trong đó, thanh niên trường học là: 16.678 người, thanh niên khối doanh nghiệp hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang là: 105.068 người, thanh niên khối xã, phường là: 194.644. Số thanh niên trong độ tuổi lao động chiếm gần 29% lực lượng lao động toàn thị xã, tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động Đoàn - Hội trên địa bàn dân cư đạt 25% [7].
- Về trình độ học vấn: Đa số thanh niên có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp II. Số thanh niên mù chữ chiếm 8,7%; chưa hết cấp I là 2,9%; hết cấp I là 17,4%; và tốt nghiệp cấp III là 21,8%. Mặt bằng dân trí của thanh niên tỉnh có tỷ lệ thấp hơn mặt bằng dân trí các tỉnh lân cận.
- Về thu nhập và việc làm: Do đặc thù đặc điểm tự nhiên, cơ cấu kinh tế của tỉnh Hòa Bình chủ yếu là nông nghiệp, các hoạt động công nghiệp. Thanh niên trên địa bàn thị xã làm việc trong ngành nông, lâm là chủ yếu, thu nhập khoảng 1.500.000 đồng/người/tháng; trong ngành lâm nghiệp 800.000 – 1.200.000 đồng/người/ tháng; trong các ngành khác (tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, may mặc, sữa chữa, làm nghề tự do) bình quân đạt 1.200.000 – 1.400.000 đồng/ người/tháng. Thanh niên có việc làm là 194,634 người, chiếm 62,4%; số thanh niên chưa có việc làm là 32,870 người, chiếm 10,4%; số thanh niên thiếu việc làm thường xuyên là 62,950 người, chiếm 19,7%. Đây là vấn đề nan giải đối với Thị Đoàn tỉnh Hòa Bình trong việc thu hút, tận dụng nguồn nhân lực trẻ vào trong lao động, xây dựng quê hương.
- Về chuyên môn, tay nghề: Tỷ lệ thanh niên có trình độ tay nghề chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể thanh niên là công nhân kỹ thuật chiếm 3,4%; trung học chuyên nghiệp chiếm 1,6%; cao đẳng, đại học chiếm 2,1%; số được học nghề, truyền nghề, tập huấn kỹ thuật chuyên môn, được dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề trong ngành lâm, nông khoảng 207,971 người, chiếm 65,8% tổng số thanh niên toàn thị xã.
- Về nhận thức chính trị: Điểm mạnh của thanh niên tỉnh Hòa Bình là tư tưởng của thanh niên thể hiện rõ niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thanh niên quan tâm nhiều hơn đến việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tích cực học nghề, chủ động tiếp thu nắm bắt kiến thức khoa học công nghệ mới, tạo lập các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống, khẳng định khát khao vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng.
Có thể thấy, thanh niên tỉnh Hòa Bình ngày càng tin tưởng vào công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Niềm tin và sự ủng hộ đó được
thể hiện thông qua các hành động của thanh niên trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động và phong trào của thanh niên do tổ chức Đoàn phát động. Họ tích cực hơn trong sản xuất kinh doanh, lập nghiệp, tích cực phấn đấu và tham gia vào các hoạt động của Đoàn, Hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị