7. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi
Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi xuất phát từ quyền của con người sinh sống trong xã hội. Theo thuyết tự nhiên thì quyền con người là “những gì bẩm sinh vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là
thành viên của gia đình nhân loại. các quyền này không phụ thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất kì cá nhân, giai cấp nào…” [26, tr. 24]. Ngược lại, theo quan điểm học thuyết về các quyền pháp lý thì “các quyền con người không phải là bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do Nhà nước xác định và pháp điểm hóa thành các quy phạm pháp luật.”
[26, tr. 24]. Trên cơ sở trên theo quan điểm tác giả thì quyền con người phụ thuộc vào xã hội mà con người đang sinh sống bởi trước đây trong xã hội nguyên thủy thì Nhà nước, pháp luật chưa xuất hiện do vậy quyền của con người không xuất phát từ ý chí của Nhà nước mà phụ thuộc hoàn toàn vào các quy phạm xã hội thời kì đó hay trong xã hội có Nhà nước thì quyền của người song song phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước bên cạnh đó có một số quyền mà Nhà nước không xác lập mà do xã hội điều chỉnh. Do đó, quyền con người có thể xem xét dưới yếu tố xã hội và cả yếu tố pháp lý, cụ thể:
Quyền con người dưới phương diện xã hội được hiểu là quyền của con người được làm những gì không trái với các quy phạm xã hội trong xã hội mà họ đang sống vì lợi ích chính đáng của mình hoặc vì lợi ích của người khác, của toàn xã hội. Quyền này có thể xuất hiện phụ thuộc vào chính ý chí của con người hay tác động bởi người khác làm phát sinh quyền của mình.
Quyền con người xét dưới phương diện pháp lý thì quyền là những gì mà con người được phép làm mà pháp luật không cấm và quyền pháp lý phụ thuộc vào ý chí của quốc gia xây dựng nên các quyền đó và tùy thuộc vào địa vị pháp lý là công dân hay không phải là công dân của quốc gia đó mà có các quyền khác nhau. Quyền pháp lý xuất hiện có thể do tự mình căn cứ vào các quy định pháp luật để tạo ra quyền của chính mình hoặc cũng có thể xuất hiện bởi các sự kiện pháp lý mà chính các sự kiện này làm phát sinh quyền của họ.
Như vậy, quyền của người sử dụng đất bị thu hồi là quyền pháp lý và không tự nhiên xuất hiện mà quyền của người sử dụng đất chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý Nhà nước thu hồi đất và được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Hiện nay, quyền của người sử dụng đất
bị thu hồi được quy định trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, các văn hướng dẫn thi hành và văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Trong đó, Hiến pháp 2013 là bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam khẳng định quyền của người sử đất bị thu hồi mà các bản Hiến pháp trước đây chưa khẳng định, cụ thể Điều 54 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước thu hồi đất do cá nhân, tổ chức sử dụng trong trường hợp cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải được công khai minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”. Nguyên tắc trên được cụ thể hóa trong Luật đất đai 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở pháp lý trên cũng như xuất phát từ cơ sở thực tiễn khi Nhà nước thu hồi đất sẽ phát sinh những thiệt hại thực tế cho những người đang sử dụng đất hợp pháp và trong số những thiệt hại đó có những đối tượng thuộc phạm vi mà Nhà nước thu hồi như quyền sử đất có những đối tượng không thuộc phạm vi Nhà nước thu hồi nhưng vẫn chịu thiệt hại như tài sản gắn liền với đất của chủ sở hữu hợp pháp. Bên cạnh hai đối tượng chịu thiệt hại chủ yếu trên thì có những thiệt hại khác phát sinh làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi chẳng hạn như: những thiệt hại do việc ngưng sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất; mất chỗ ở, các khoản chi phí đầu tư vào đất mà trong quá trình sử dụng đất đã bỏ ra mà chưa thu hồi lại được… Ngoài ra, thì việc Nhà nước thu hồi đất còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người sử dụng đất bị thu hồi như có thể mất đi nguồn thu nhập hằng ngày do mất đất sản xuất, khó khăn trong việc tạo lập lại chỗ ở mới do tiền bồi thường có thể không đủ để tạo lập chỗ ở mới, tạo công việc làm mới… Bên cạnh đó, khi thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường cho sử dụng đất bị thu hồi không thể không tính đến một trường hợp cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan đó cố ý hoặc vô ý làm có những quyết định, hành vi trái các quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất bị thu hồi. Tất cả những thiệt hại này sẽ không phát sinh nếu không do hoạt động thu hồi đất của Nhà nước gây ra và tất nhiên Nhà nước phải
có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất bị thu hồi và nghĩa vụ đó cũng tương ứng với quyền mà người sử dụng đất được yêu cầu Nhà nước phải thực hiện. Từ những cơ sở trên có thể hiểu Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi là “quyền được yêu cầu Nhà nước bồi thường về đất, tài sản của chủ sở hữu hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại, những thiệt hại khác; hỗ trợ; tái định cư và quyền được khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của cá nhân, cơ quan nhà nước thẩm quyền xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất”.