7. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Các quyền của người sử dụng đất bị thu hồi đất
1.2.3.1. Quyền được biết thông tin và có ý kiến khi Nhà nước thu hồi đất
Quyền được biết thông tin, có ý kiến khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất bị thu hồi nhằm cụ thể hóa nguyên tắc “công dân tham gia hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” (Khoản 1 Điều 28 Hiến pháp 2013) đồng thời cũng là một trong những hình thức “nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp” (Điều 6 Hiến pháp 2013). Quyền được biết thông tin, được lấy ý kiến khi Nhà nước thu hồi đất được tiếp cận trong giai đoạn trước và trong quá trình thu hồi đất, cụ thể:
Thứ nhất, quyền được biết thông tin, được ý kiến trước khi thu hồi đất. Theo quy định pháp luật đất đai thì căn cứ thu hồi đất được quy định tại Điều 63 Luật Đất đai 2013 và trong đó có căn cứ phải dựa vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo quy định pháp luật về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được lấy ý kiến của nhân dân và một trong những nội dung kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện phải “xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã” (Điểm c Khoản 4 Điều 40 Luật Đất đai 2013). Do đó, quyền được biết thông tin, được lấy ý kiến trước khi thu hồi đất thể hiện ở việc người sử dụng đất bị thu hồi được lấy kiến đóng góp đối với kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện. Theo quy định Khoản 2 Điều 43 Luật Đất đai 2013 thì kế hoạch sử dụng đất
hằng năm của cấp huyện được lấy kiến của nhân dân dưới hình thức “tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện” (Điểm a Khoản 2 Điều 43 Luật Đất đai 2013) và nội dung lấy ý kiến bao gồm “các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”
(Điểm b Khoản 2 Điều 43 Luật Đất đai 2013).
Thứ hai, quyền được biết thông tin, được lấy ý kiến trong khi thu hồi đất.
Quyền này phát sinh trong quá trình thu hồi được thể hiện ở các quyền sau đây:
Quyền được biết thông báo thu hồi đất. Theo quy định pháp luật trước khi Nhà nước thu hồi đất phải gởi cho người có đất bị thu hồi thông báo thu hồi đất theo đó thì “thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi” (Điểm a Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013). Trong thông báo thông đất phải thể rõ những nội dung về
“lý do thu hồi đất; diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất; kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư” (Khoản 2 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Quyền được biết thông tin, được lấy ý kiến trong việc lập, thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Việc bồi thường thiệt hại cho người có sử dụng đất bị thu hồi được thể hiện qua phương án, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trước khi lập, thẩm định, phê duyệt phương án thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải tiến hành khảo sát, đo đạt, kiểm đếm đối với đất, tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại để có thông tin lập phương án bồi thường đối với từng trường hợp thu hồi đất cụ thể. Trong quá trình khảo sát, đo
đạt, kiểm đếm thì theo quy định “người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” (Điểm c Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013) đây vừa là nghĩa vụ cũng đồng thời là quyền của người sử dụng đất bị thu hồi thông qua việc phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình khảo sát đo đạt, kiểm kê tài sản người sử dụng đất bị thu hồi trực tiếp giám sát và có ý kiến phản hồi nếu có hành vi vi phạm xâm phạm đến quyền lợi của mình, bởi những thông tin thu thập được sẽ phản ánh trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
1.2.3.2. Quyền được chi trả bồi thường về đất và tài sản trên đất a. Quyền được bồi thường về đất:
Quyền được được bồi thường theo những nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn, Luật đất đai quy định khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật trong đó đảm bảo được những nguyên tắc quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 và theo đó thì:
Thứ nhất, Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường.
Theo quy định pháp luật hiện hành người sử dụng đất bị thu hồi sẽ được bồi thường về đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định trong đó phải thỏa mãn điều kiện cơ bản sau:
Người có đất bị thu hồi phải là người sử dụng đất hợp pháp, tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà việc xác định người sử dụng đất hợp pháp theo Luật đất đai ở từng giai đoạn và trong đó người sử dụng đất hợp pháp phải là người được phép sử dụng đất dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật đất đai. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì một số trường hợp ngoại lệ thu hồi đất mà người đang sử dụng đất trên thực tế họ không có số giấy tờ hoặc không đủ điều kiện để cấp thì vẫn được Nhà nước bồi thường về đất, ví dụ: tại Khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai quy định bồi thường đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bên cạnh điều kiện người sử dụng đất có giấy tờ chứng minh là người sử dụng đất hợp pháp thì điều kiện nữa là đất mà họ đang sử dụng phải không rơi vào một trong các trường sau: Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; thuê dưới hình thức trả tiền hằng năm; được miễn tiền sử dụng đất; tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, cũng ngoại lệ một số trường hợp vẫn được Nhà nước bồi thường về đất, ví dụ: Đối với trường hợp giao đất không thu tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất nông nghiệp trong hạn mức tại Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013.
Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Theo nguyên tắc chung về bồi thường đất trên thì khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất bị thu hồi được bồi thường về đất theo hai hình thức:
Quyền được bồi thường bằng đất
Theo nguyên tắc này, việc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng là nguyên tắc được ưu tiên trước hết nhưng nguyên tắc này trước hết chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung và khi Nhà nước thu hồi đối với từng loại đất cụ thể mà việc xác định hình thức bồi thường khác nhau chẳng hạn khi Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân theo Điều 79 Luật Đất đai 2013 thì sau khi thu hồi đất hộ gia đình, cá nhân còn đất ở trong cùng một phạm vi xã, phường thị trấn mà quyết định hình thức bồi thường bằng tiền nếu tại địa phương còn quỹ đất trống thì được xem xét bồi thường bằng đất.
Quyền được bồi thường bằng tiền đối với giá trị quyền sử dụng đất
Hình thức bồi thường bằng tiền đối với giá trị quyền sử dụng đất được áp dụng bồi thường khi không có đất để bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi. Khi áp dụng hình thức bồi thường bằng tiền thì giá đất xác định tính tiền bồi thường theo giá do Nhà nước quy định. Theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 thì tiền bồi thường về đất cho người sử dụng đất bị thu hồi hiện nay áp dụng theo giá đất cụ thể do Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất. Trong đó, việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định trong quá trình xác định giá đất cụ thể tính tiền bồi thường cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có thể thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Thứ ba, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc “quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ và việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật” (Khoản 2,3 Hiến pháp 2013). Nguyên tắc này đảm bảo cho
người sử dụng đất được biết các khoản bồi thường về đất, việc chi trả tiền bồi thường phải kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất bị thu hồi sớm ổn định cuộc sống thúc đẩy quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh chống, hạn chế được tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, đảm bảo trật trự xã hội và tạo được lòng tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b. Quyền được bồi thường về tài sản khi bị thu hồi đất
Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành thì khi Nhà nước thu hồi đất mà tài sản bị thiệt hại sẽ được bồi thường, trong đó bao gồm những loại tài sản: nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi,…
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật đất đai 2013 khi bồi thường về tài sản phải đảm bảo nguyên tắc “Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường”.
Trong thu hồi đất do tài sản là đối tượng chịu ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất do đó tài sản hợp pháp ở đây được bồi thường phụ thuộc vào tính chất pháp lý của đất bị thu hồi. Khi Nhà nước thu hồi đất có những trường hợp: được bồi thường về cả đất và tài sản; không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về tài sản; không được bồi thường về đất cũng không được bồi thường về tài sản. Do vậy, khi bồi thường đối với tài sản hợp pháp gắn liền với đất phải không rơi vào những trường hợp không được bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai 2013. Bên cạnh nguyên tắc chung thì còn tùy thuộc từng loại tài sản mà nguyên tắc bồi thường sẽ khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất, đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt, công trình xây dựng khác mà phần còn lại không bị thiệt hại không đủ để ở, sử dụng theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định sẽ được bồi thường toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng. Trường hợp, phần còn lại đủ để ở hoặc sử dụng thì Nhà nước bồi thường đối với phần thiệt hại thực tế (Điều 89 Luật Đất đai 2013)
Thứ hai, đối với cây trồng, vật nuôi tại thời điểm thu hồi đã đến thời kì thu hoạch thì không được bồi thường, nếu việc thu hoạch tại thời điểm thu hồi
đất sớm hơn thì được bồi thường thiệt hại thực tế do thu hoạch sớm (Điều 90 Luật Đất đai 2013)
Thứ ba, đối với những cây trồng, vật nuôi có thể di chuyển được thì không được bồi thường mà chỉ được bồi thường đối với những thiệt hại thực tế xảy ra trong quá trình di chuyển tài sản (Điều 90 Luật Đất đai 2013)
Bên cạnh quyền được bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất thì Người sử dụng đất còn được Nhà nước bồi thường những khoản thiệt hại khác như: chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất bị thu hồi không được bồi thường về đất nhưng trong quá trình sử dụng đất họ đã đầu tư vào đất để sử dụng nhưng tại thời điểm thu hồi đất còn chưa thu hồi hết nếu có đầy đủ các minh chứng chứng minh đã đầu tư vào đất (quy định tại Điều 76 Luật Đất đai 2013, Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP); các khoản thiệt hại do việc ngưng hoạt động sản xuất do việc thu hồi đất (khoản 2 Điều 88 Luật Đất đai 2013); Các khoản chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 91 Luật Đất đai 2013)…..
1.2.3.3. Quyền được hỗ trợ, tái định cư
Xét về bản chất của hỗ trợ, tái định cư nhằm giúp cho người sử dụng đất ổn định cuộc sống sau khi thu hồi đất. Tùy vào từng trường hợp thu hồi đất cụ thể mà người sử dụng đất bị thu hồi có thể nhận được những khoản hỗ trợ khác nhau hay được bố trí tái định cư.
Theo quy định Luật Đất đai hiện hành thì người sử dụng đất bị thu hồi được nhận các khoản hỗ trợ bao gồm hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tái định cư, cụ thể:
Thứ nhất, hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất. Đây là khoản hỗ trợ cho người sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở bị thu hồi nếu thảo mãn các điều kiện được nhận các khoản hỗ trợ theo quy định của