7. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Cơ sở pháp lý về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi
Từ khi đất đai xác lập dưới chế độ sở hữu toàn dân đặc biệt từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời thì quyền năng của người sử dụng đất được mở rộng như được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… nên vấn đề quyền của người sử dụng đất bị thu hồi càng được quan tâm và được pháp luật ghi nhận rất cụ thể trong đó phải kể đến các văn bản: Nghị định 90/CP ngày 17- 8-1994; Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24-4 -1998 của Chính phủ; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03- 12- 2004 của Chính phủ; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 -5- 2007 của Chính phủ; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8- 2009 của Chính phủ; Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 7-12- 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03- 12- 2004 của Chính phủ; Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01- 10-2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trải qua từng thời kì mà quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ngày càng được quan tâm nhưng trước khi Hiến pháp 2013 ra đời thì mặc dù quyền của người sử dụng đất bị thu hồi đã được ghi nhận nhưng chỉ dừng lại trong văn bản luật và các văn bản dưới luật mà chưa được ghi nhận trong Hiến pháp trong khi đó việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền của những người sử dụng đất bị thu hồi. Xuất phát từ tầm quan trọng đó cũng như nước ta đang ra sức xây dựng một Nhà nước Pháp quyền thì vấn đề quyền con người càng được quan tâm. Chính vì thế, lần đầu tiên quyền của người sử dụng đất bị thu hồi
được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 54 Hiến pháp 2013) điều này thể hiện được quyền của người sử dụng đất được đề cao cũng như sự quan tâm của Nhà nước trong việc tạo cơ sở để xây dựng các quyền cụ thể của người sử dụng đất bị thu hồi trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo quy định pháp luật hiện hành thì quyền của người sử dụng đất bị thu hồi bên cạnh được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 còn được cụ thể hóa trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật như: Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Nghị định 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý Nhà ở tái định cư; Thông tư số 07/2014/TT-BXD ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 84/2013/NĐ- CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Trung ương thì quyền của người sử dụng đất còn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương ban hành, ví dụ: Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định về nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Bên cạnh các quyền đó thì người sử dụng đất bị thu hồi còn có quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện. Quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của người sử dụng đất bị thu hồi được xem là quyền để bảo vệ quyền và quyền này phát sinh khi một trong các quyền lợi ích hơp pháp của người sử dụng đất bị xâm phạm trong quá trình Nhà nước thu hồi đất. Cơ sở pháp về quyền khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo khi quyền của người sử dụng đất bị thu hồi hiện nay được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 (Khoản 1 Điều 30), quyền này tiếp tục được khẳng định trong Luật Đất đai 2013 (Mục 2: Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đất đai) và được cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo như: Luật Khiếu nại
2011; Luật tố cáo 2011; Luật Tố tụng hành chính 2015 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Trong đó quy định về trình tự, thủ tục giải quyết, quyền và nghĩa vụ khi người sử dụng đất bị thu hồi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm trong quá trình thu hồi đất.