Yếu tố về con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở trà vinh (Trang 46)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Yếu tố về con người

Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo trước hết bởi hệ thống các quy định pháp luật phù hợp và áp dụng có hiệu quả các quy định đó. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì yếu tố con người rất quan trọng ngay cả trong giai đoạn ban hành các quy định pháp luật, thực hiện các quy định pháp

luât. Trong đó, ở giai đoạn ban hành các quy định pháp luật rất quan trọng bởi đó là cơ sở pháp lý trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất bị thu hồi sau này và xét đến cùng thì những quy định này phụ thuộc vào ý chí của con người do đó những quy định pháp luật luật khi ban hành ra có thể phù hợp hoặc không phù hợp. Bên cạnh có một hệ thống pháp luật hoàn thiện thì vấn đề áp dụng các quy định vào thực tế có hiệu quả hay không phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức những người có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết quyền của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất. Trong giai đoạn áp dụng pháp luật phụ thuộc vào hai yếu tố có thể do ý chí chủ quan những người làm nhiệm vụ cố tình thực hiện sai hoặc cũng do yếu tố về năng lực những người làm nhiệm vụ không nắm bắt được hết các quy định pháp luật dẫn đến áp dụng không có hiệu quả các quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng xuất phát từ ý thức pháp luật của người sử dụng đất bị thu hồi chưa nắm được các quy định của pháp luật hoặc cố tình gây cản trở trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất bị thu hồi.

Tiểu kết chương 1

Với vai trò là chương quy định những vấn đề chung về người sử dụng đất bị thu hồi. Tác giả tập trung làm rõ một số nội dung sau:

Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm về thu hồi đất; khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, tác giả trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật để đưa ra khái niệm đầy đủ hơn về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ hai, làm rõ mục tiêu, vai trò của việc thu hồi đất đối với từng chủ thể khi tham gia vào quá trình thu hồi đất gồm: Nhà nước, chủ đầu tư, người sử dụng đất bị thu hồi.

Thứ ba, phân tích làm rõ nội dung các quyền của người người sử dụng đất bị thu hồi bao gồm các quyền: quyền được biết thông tin, được ý kiến; quyền

được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ tư, phân tích các yếu tố tác động đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi gồm yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế, con người.

Trên cơ sở phân tích những vấn đề chung về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở Chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi đất ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA

NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT BỊ THU HỒI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở TỈNH TRÀ VINH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các dự án bị thu hồi đất ở tỉnh Trà Vinh

2.1.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

2.1.1.1. Điều kiện về tự nhiên

Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, vị trí địa lý giới hạn từ 9031’46” đến 1004’5’’ vĩ độ Bắc và từ 105057’16’’ đến 106036’04’’ kinh độ Đông với vị trí tiếp giáp phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre với diện tích tự nhiên là 2.341 km2, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An, có 65 km bờ biển nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển. Trung tâm hành chính đặt tại Thành phố Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh khoản 200km theo hướng quốc lộ 1A qua tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và khoản 140Km theo hướng quốc lộ 60 qua tỉnh Tiền Giang, Bến TreVề điều kiện tự nhiên ở tỉnh Trà Vinh có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất về địa hình, sông ngòi

Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình của tỉnh Trà Vinh mang tính chất chung của vùng đồng bằng ven biển có những giồng cát chạy dài. Về tổng quát địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 0,4 đến 1,2 m so với mặt nước biển. Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hệ thống sông ngòi và kênh mương dày đặc, đáng kể là hai con sông lớn sông Tiền (Cổ Chiên) và sông Hậu thuộc hệ thống sông Mê-Kông có ý nghĩa quan trong đối với giao thông thủy với các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ. Ngoài hai con sông chính còn có hệ thống các con sông lớn khác có vai trò quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở tỉnh Trà Vinh và các tỉnh

lân cận như sông: Láng Thé, Cái Hóp, Cần Chông, Vĩnh Kim, Thâu Râu, Láng Sắc, Láng Chim, ..

Thứ hai về khí hậu

Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 260C đến 27 0C, độ ẩm trung bình 80 – 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Không có sự phân chia thành bốn mùa rõ rệt chủ yếu là hai mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1400 – 1600 mm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và du lịch

Thứ ba về tài nguyên thiên nhiên

- Diện tích đất: Toàn tỉnh có 234.115 ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 185.868 ha, đất lâm nghiệp: 6.745 ha, đất chuyên dùng: 12.880 ha, đất ở nông thôn: 3.845 ha, đất ở thành thị: 566 ha, đất chưa sử dụng: 900 ha, trong đó có đất cát giồng chiếm 6,62%.

+ Diện tích rừng là 6.745 ha, nằm dọc bờ biển tại các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú với các loại cây như: bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi: 1.138 ha.

+ Diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 51.600 ha (diện tích nuôi tôm sú 29.000 ha).

- Khoáng sản:

Khoáng sản chủ yếu là các loại cát dùng trong công nghiệp, xây dựng, gồm:

+ Cát sông: có khả năng khai thác khoảng 60.000m3/năm

+ Đất sét gạch ngói: được Phân viện nghiên cứu địa chất công nhận là đạt yêu cầu dùng trong xây dựng, phục vụ cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Trữ lượng: khoảng 45,6 triệu m3

+ Mỏ nước khoáng: đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia với nhiệt độ 38,50C, khả năng khai thác khoảng 2.400 m3/ngày tại xã Long Toàn, huyện Duyên Hải.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo niên giám thống kê tính đến thời điểm năm 2013 dân số tỉnh Trà Vinh đạt khoản 1.027.5 nghìn người trong đó nam 506.3 nghìn người nữ 512.2 nghìn người, khu vực thành thị 172.7 nghìn người khu vực nông thôn 854.5 nghìn người; chủ yếu gồm ba dân tộc Kinh (67,56%), Khơ-me (31,625%), Hoa và các dân tộc khác (0,815%). Sự phân bố dân cư không đồng điều chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố Trà Vinh, các thị trấn ở các huyện. Trong đó, lao động trong độ tuổi trên 70%, trong đó có 34% đã qua đào tạo sẽ là nguồn cung cấp lao động tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Với đặc điểm về dân số tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh điều kiện về tự nhiên, dân số thì điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Trà Vinh phụ thuộc vào một số yếu tố khác:

Thứ nhất hệ thống đào tạo

Tỉnh có Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng y tế, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm công nghệ thông tin quốc tế NIIT, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và 08 trung tâm dạy nghề, 02 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 04 trung tâm giáo dục thường xuyên, trên 40 trường trung học phổ thông.

Thứ hai, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy

Toàn tỉnh có 03 Quốc lộ chính là 53, 54 và 60 hiện nay đang được nâng cấp lên cấp 3 đồng bằng nối Trà Vinh với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trà Vinh hiện tại có 02 cửa biển chính: Cửa Cung Hầu (sông Tiền) và cửa Định An (sông Hậu) nối liền các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh cho phép tàu 5..000 tấn cập cảng Cần Thơ và cảng Sài Gòn để thông thương với quốc tế.

Các xã, phường, thị trấn trong tỉnh Trà Vinh có 100% được phủ lưới điện quốc gia, đang khởi công xây dựng đường dây và trạm 220 KV thứ hai (Vĩnh Long – Trà Vinh) để đưa điện nguồn về tỉnh nhằm nâng cao chất lượng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Trung tâm điện lực Duyên Hải được khởi công xây dựng với công suất 4.400 MW, dự kiến đến năm 2014 đưa tổ máy số 1 với công suất 1.200 MW vào hoạt động. Bên cạnh đó, Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đã được hiện đại hóa, phủ sóng đều khắp trong tỉnh, cả nước và trên thế giới, mọi thông tin liên lạc từ các nơi đều được phục vụ theo nhu cầu của khách hàng với những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnammobile,...

Thứ tư hệ thống cấp nước

Nhà máy nước tại thành phố Trà Vinh có công suất cấp nước18.000m3/ngày đêm; dự kiến nâng cấp mở rộng công suất 50.000m3/ngày đêm. Ngoài ra tại các thị trấn, khu dân cư đều có trạm cấp nước công cộng, hệ thống ống dẫn nước mới. Đang dự kiến đầu tư thêm một nhà máy nước có công suất 18.000 m3/ngày đêm tại huyện Duyên Hải.

Thứ năm hệ thống ngân hàng, bảo hiểm

Trà Vinh có đầy đủ chi nhánh của các ngân hàng thương mại lớn trên cả nước với nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ giao dịch, thanh toán, chuyển tiền, gửi tiền, cho vay tín dụng, cho thuê tài chính theo thông lệ quốc tế đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Nhiều công ty bảo hiểm lớn của Việt Nam với nhiều hình thức bảo hiểm tương đối đa dạng, uy tín, đáp ứng tốt yêu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp và khách hàng như: Bảo Việt Trà Vinh; Bảo Minh Trà Vinh; Bảo hiểm PJICO; Bảo hiểm Bưu Điện; Bảo hiểm Quân Đội…

2.1.2. Tình hình thu hồi đất ở Trà Vinh

Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Trà Vinh diễn ra nhiều dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có những dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, trong nội dung phần này tác giả khái quát một số dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất mà

ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất. Đặc biệt các dự án có thu hồi đất phát sinh từ sau khi Luật Đất đai 2014 có hiệu lực để đánh giá được thực trạng thực hiện quyền của người sử dụng bị thu hồi theo chính sách của Luật đất đai trong thời kì mới. Tính từ thời điểm Luật Đất đai 2014 có hiệu lực từ 01/7/2014 đến nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chủ yếu là các dự án bổ sung các dự án đã được phê duyệt trước đó, cụ thể có 14 quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong đó có có 13 dự án phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và có 01 quyết định phê duyệt mới phương án tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi, cụ thể:

Thứ nhất, phê duyệt bổ sung tiểu dự án giải phóng mặt bằng công trình Quốc lộ 53 và Quốc lộ 54 - Hợp phần A thuộc Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (dự án WB5) tại Trà Vinh, hạng mục Phà Láng Sắt (Phà Tà Nị) theo quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015, quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

- Địa điểm đầu tư xây dựng: Thuộc xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

- Chủ đầu tư: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Chủ đầu tư Tiểu dự án giải phóng mặt bằng: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Trà Vinh.

- Nguồn vốn: Vốn vay ODA và vốn đối ứng của Chính phủ cấp từ Ngân sách Nhà nước (theo Quyết định số 1521/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Tiểu dự án 1, Hợp phần - Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long).

Thứ hai, phê duyệt bổ sung tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc dự án Luồng cho tàu biển có tải trọng vào sông Hậu, tỉnh Trà Vinh theo quyết định số 1601/QĐ-UBND, 1603/QĐ-UBND, 1604/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm

2014, quyết định số 2131/QĐ-UBND ngày 17/12/2014, quyết định số 2033/QĐ- UBND ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

- Địa điểm đầu tư xây dựng: Trên địa bàn huyện Duyên Hải.

- Chủ đầu tư (Tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng): Sở Giao thông Vận tải Trà Vinh.

- Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương (vốn Trái phiếu Chính phủ).

Thứ ba, phê duyệt về việc phê duyệt Phương án tái định cư của Tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc dự án Luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu, tỉnh Trà Vinh theo quyết định số quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

- Địa điểm đầu tư xây dựng: Trên địa bàn huyện Duyên Hải.

- Chủ đầu tư (Tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng): Sở Giao thông Vận tải Trà Vinh.

- Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương (vốn Trái phiếu Chính phủ).

Thứ tư, phê duyệt bổ sung dự án đầu tư xây dựng công trình Đường liên xã Tân An - Hiếu Trung thuộc huyện Càng Long, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh (dự án lập lại) theo quyết định số 1795/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2014.

- Địa điểm đầu tư xây dựng: Xã Tân An, huyện Càng Long.

- Chủ đầu tư: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Trà Vinh.

- Nguồn vốn: Trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương.

Thứ năm, phê duyệt bổ sung dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Trại lúa giống xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1) theo quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2014.

- Địa điểm đầu tư xây dựng: Xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần.

- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nguồn vốn: Vốn ngân sách địa phương và Trung ương hỗ trợ.

Thứ sáu, phê duyệt bổ sung dự án đầu tư xây dựng công trình Đường dây 220kV Trung tâm Điện lực Duyên Hải - Trà Vinh (đoạn qua huyện Duyên Hải) theo quyết định số 1538/QĐ-UBNDngày 23 tháng 9 năm 2014.

- Địa điểm đầu tư xây dựng: Trên địa bàn huyện Duyên Hải.

- Chủ đầu tư: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.

- Nguồn vốn: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia huy động và phân bổ theo kế hoạch (theo Quyết định số 765/QĐ-NPT ngày 29/4/2009 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở trà vinh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)