- Về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng có ảnh hƣởng nhất định đến việc tuyển dụng công chức cấp xã. Thể hiện ở chỗ, nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì nơi đó sẽ thu hút đƣợc nguồn dự tuyển lớn, nhất là ở các đô thị, nơi có vị trí địa lý thuận lợi, có hệ thống kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí cao; ngƣợc lại, đối với các khu vực thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo thì nguồn dự tuyển thấp hơn rất nhiều, thậm trí có nơi không có ngƣời đủ các tiêu chuẩn dự tuyển. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các địa phƣơng khác nhau tạo ra sự chênh lệch về nguồn dự tuyển. Mặt khác, địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì việc đầu tƣ cho công tác tuyển dụng đƣợc tốt hơn so với địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội hạn chế. Ví dụ: Ở tỉnh Lào Cai thì đơn vị thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng bao giờ cũng có số lƣợng thí sinh đăng ký dự tuyển công chức cấp xã đông hơn so với các huyện: Si Ma Cai, Bắc Hà, Mƣờng Khƣơng.
- Về hệ thống chính sách, pháp luật đối với công tác tuyển dụng công chức cấp xã ảnh hƣởng nhiều đến việc tuyển dụng công chức cấp xã, là cơ sở pháp lý cho việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng công chức cấp xã đòi hỏi đảm bảo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp thì chất lƣợng công
tác tuyển dụng sẽ đƣợc đảm bảo, ngƣợc lại pháp luật chƣa chặt chẽ, không phù hợp thì công tác tuyển dụng sẽ chỉ là hình thức, vừa lãng phí thời gian, nhân lực, tiền của, vừa không đảm bảo hiệu quả. Ví dụ: Theo Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phƣờng, thị trấn và Thông tƣ số 06/ 2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phƣờng, thị trấn. Theo đó, văn bản chỉ quy định chung “về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn yêu cầu tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức đảm nhiệm”. Nhƣ vậy, thí sinh đƣợc đào tạo trình độ khác nhau từ trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học nếu cùng chuyên ngành đều có thể đăng ký dự tuyển vào một vị trí và nhiều trƣờng hợp thí sinh đào tạo bậc trung cấp đã trúng tuyển (kể cả trung cấp hệ vừa làm, vừa học, từ xa…), nên chất lƣợng chƣa đạt yêu cầu; hoặc quy định về công chức phải biết tiếng dân tộc thiểu số cũng có những bất cập nhƣ: Xã có nhiều đồng bào dân tộc nhƣng tiếng dân tộc đó không có trong chƣơng trình đào tạo ví dụ: Dân tộc Hà nhì, Tu dí, Tày, Nùng…, hiện tại nhƣ ở Lào Cai chỉ có duy nhất chƣơng trình đào tạo tiếng Mông. Vì vậy, quy định đặt ra chỉ là hình thức mà không thể thực hiện đƣợc.
- Về chính sách đãi ngộ, thu hút và môi trƣờng làm việc cũng ảnh hƣởng lớn đến việc tuyển dụng công chức cấp xã. Đây là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến nhu cầu, nguyện vọng tham gia dự tuyển của các ứng viên. Nếu có một hệ thống chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút và có một môi trƣờng làm việc tốt sẽ thu hút đƣợc nhiều ngƣời tài, ngƣời có trình độ chuyên môn giỏi, ngƣời có kinh nghiệm công tác. Ngƣợc lại, nếu chính sách đãi ngộ, thu hút và môi trƣờng làm việc không tốt sẽ không tạo đƣợc cơ hội làm việc hiệu quả, công chức khó có cơ hội thăng tiến…thì sẽ khó thu hút đƣợc ngƣời giỏi, ngƣời tài tham gia dự tuyển vào công chức xã, dẫn đến kết quả tuyển dụng công chức chất lƣợng không cao. Ví dụ: Cùng công tác tại địa bàn xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhƣng trí thức trẻ tình nguyện thì đƣợc hƣớng các chính sách ƣu đãi nhƣ hỗ trợ ban đầu 01
tháng lƣơng tối thiểu, hƣởng thêm phụ cấp 70% lƣơng hiện hƣởng, đƣợc quy hoạch và bố trí vào các chức vụ lãnh đạo cao hơn…, trong khi công chức xã có cùng trình độ nhƣ trí thức trẻ, có thâm niên công tác, cống hiến và chịu trách nhiệm công việc nặng hơn thì không đƣợc thụ hƣởng chính sách nhƣ trí thức trẻ tình nguyện, từ đó cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm tƣ, tình cảm và hiệu quả công việc.
Thực tế cho thấy, nếu chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút ngƣời tài tốt nhƣng môi trƣờng làm việc không tốt, nội bộ cơ quan, đơn vị mất đoàn kết; thủ trƣởng cơ quan đơn vị làm việc độc đoán, chuyên quyền, trù dập nhân viên…thì ở đó công chức ít có khả năng chủ động, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ, làm suy giảm ý chí phấn đấu trong công việc của công chức, có thể làm công chức bất mãn, tiêu cực, mệt mỏi, chán nản và xu hƣớng xin nghỉ việc hoặc chuyển đi công tác ở nơi khác.