Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, việc tuyển dụng công chức cấp xã đƣợc thực hiện theo Quy chế kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, hằng năm Ủy ban nhân dân cấp huyện phải xây dựng dự thảo kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã gửi Sở Nội vụ thẩm định. Sở Nội vụ sẽ thông báo về chỉ tiêu, số lƣợng, cơ cấu chức danh công chức cấp xã của từng cấp huyện. Sau đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành chính thức kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã và thực hiện các quy trình tuyển dụng theo quy định. Ngƣời dự tuyển công chức cấp xã đăng ký dự tuyển theo đơn vị hành chính cấp huyện, không đăng ký theo từng đơn vị hành chính cấp xã. Những ngƣời trúng tuyển theo các chức danh đăng ký dự tuyển sẽ đƣợc Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công công tác tại xã, phƣờng, thị trấn cho phù hợp. Hồ sơ dự tuyển do Sở Nội vụ phát hành. Ngƣời dự tuyển mua hồ sơ tại Phòng Nội vụ cấp huyện. Tất cả các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thi tuyển công chức cùng ngày, ngày thi do Sở Nội vụ ấn định và thông báo đến các huyện, thành phố, thị xã để tổ chức thống nhất. Việc thành lập Ban Coi thi, Ban Chấm thi của Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã ở cấp huyện đều có từ 01 đến 02 công chức của Sở Nội vụ tham gia. Ban Thanh tra kỳ thi do Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thành lập để thực hiện việc thanh tra, giám sát toàn bộ quá trình tổ chức tuyển dụng của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc ra đề thi do Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện. Đề thi sẽ đƣợc bàn giao cho Hội đồng tuyển dụng các huyện, thành phố, thị xã trƣớc hôm thi 01 ngày, sau ngày thi
môn cuối cùng, đáp án các môn thi sẽ đƣợc giao cho Hội đồng tuyển dụng của các huyện, thành phố, thị xã. Sau khi dọc phách, bài thi và phách đƣợc niêm phong dƣới sự chứng kiến của ban Thanh tra kỳ thi, gửi về Sở Nội vụ quản lý, Sở Nội vụ sẽ giao bài thi cho các Ban Chấm thi của Hội đồng tuyển dụng các huyện, thành phố, thị xã chấm bài thi theo quy định. Sau khi chấm thi, ghép phách xong, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Sở Nội vụ kết quả tuyển dụng, Sở Nội vụ sẽ tổ chức chấm kiểm tra bài thi (chấm xác xuất) và tiến hành thẩm định, công nhận kết quả tuyển dụng công chức cấp xã. Trên cơ sở kết quả tuyển dụng công chức cấp xã của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định.
Đánh giá ƣu điểm, hạn chế: Ƣu điểm:
- Sở Nội vụ phát hành hồ sơ sẽ đảm bảo tính thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh;
- Việc tổ chức thi tuyển công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cùng thời điểm sẽ hạn chế, làm phân tán rất nhiều những tiêu cực từ các mối quan hệ áp lực lên Hội đồng tuyển dụng.
- Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã đều có sự tham gia của công chức Sở Nội vụ sẽ đảm bảo khách quan, công bằng hơn trong tuyển dụng.
Hạn chế:
Sở Nội vụ cần phải bố trí đủ ngƣời để giám sát và tham gia Hội đồng tuyển dụng ở cấp huyện. Nếu tổ chức thi tuyển cùng thời điểm sẽ khó khăn hơn, nhất là các địa phƣơng có nhiều đơn vị cấp huyện sẽ khó đảm bảo. Bên cạnh đó, công chức của Sở Nội vụ công tác nhiều bộ phận khác nhau nên khó đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm để giám sát tuyển dụng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Tuyển dụng công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng và quản lý đội ngũ công chức cấp xã, có vai trò bổ sung nhân sự cho Ủy ban nhân dân cấp xã và có ý nghĩa lớn đối với ngƣời dự tuyển, vì đây là cơ hội việc làm của ngƣời dự tuyển. Tuyển dụng công chức cấp xã là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản lý, sử dụng công chức ở địa phƣơng và chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Trong Chƣơng 1, tác giả đã tập trung làm rõ đƣợc các vấn đề sau:
- Một số khái niệm cơ bản về công chức và công chức cấp xã; về tuyển dụng và tuyển dụng công chức cấp xã.
- Việc tuyển dụng công chức cấp xã gồm các nội dung về: Lập kế hoạch tuyển dụng; ban hành các quy định mang tính pháp lý về công tác tuyển dụng; việc sử dụng công chức cấp xã sau tuyển dụng và tạo môi trƣờng làm việc để công chức cấp xã phát triển.
- Ý nghĩa, vai trò của việc tuyển dụng công chức cấp xã. - Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tuyển dụng công chức cấp xã.
- Trong Chƣơng này, tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiêm tuyển dụng công chức cấp xã của một số địa phƣơng nhƣ: Phú Thọ, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.
- Những nội dung của Chƣơng 1 là khung cơ sở lý luận cơ bản, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tuyển dụng công chức cấp xã ở tỉnh Lào Cai ở Chƣơng 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI (2012-2017)