Việc tuyển dụng cần tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là trọng dụng tài năng (Nghĩa là chọn đƣợc những ngƣời làm công việc đó tốt nhất).
Tuyển dụng là khâu đầu tiên quyết định chất lƣợng công chức cấp xã. Để làm tốt công tác tuyển dụng, cách hiệu quả nhất là thực hiện đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong tuyển dụng. Đối với Lào Cai cần tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã ƣu tiên hình thức thi tuyển cạnh tranh kết hợp với hình thức xét tuyển nhƣ hiện nay. Nhƣ vậy, sẽ hạn chế thấp nhất sự chi phối bởi yếu tố quan hệ, hậu duệ, tiền tệ, đồ đệ… trong tuyển dụng công chức, viên chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng.
Về nội dung trong thi tuyển (hoặc xét tuyển) cần chú trọng nội dung thi (hoặc phỏng vấn) vấn đáp, xử lý tình huống, kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính trên máy tính, công nghệ thông tin…để đảm bảo tuyển dụng đƣợc ngƣời thực sự có năng lực về chuyên môn, có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cần tuyển trong tình hình mới.
Về thời gian nên tổ chức thi mỗi năm 01 lần và quy định tổ chức thống nhất cùng một thời gian trên phạm vi toàn tỉnh. Việc này sẽ thu hút đƣợc nhiều hồ sơ dự tuyển, giảm bớt đƣợc thời gian, kinh phí trong công tác tuyển dụng, đồng thời sẽ phân tán sự tác động, chi phối bởi yêu tố quan hệ, hậu duệ, tiền tệ, đồ đệ…, từ đó nâng cao chất lƣợng tuyển dụng công chức cấp xã.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quá trình tuyển dụng. Sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong tuyển dụng góp phần tiết kiệm thời gian chi phí, đơn giản hóa nhiều thủ tục, hồ sơ, giấy tờ trong hoạt động tuyển dụng, do đó đảm bảo hiệu quả nguyên tắc công khai, khách quan và minh bạch trong tuyển dụng. Vì vậy, đổi mới tuyển dụng công chức cần tiếp tục theo hƣớng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất các khâu của tuyển dụng: trong thông báo tuyển dụng, thực hiện thi tuyển thông qua hình thức thi trắc nghiệm, chấm thi và lƣu trữ kết quả thi... Cần thành lập một trang web riêng về việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc để các thông tin về vị trí
việc làm còn trống cũng nhƣ những thông tin liên quan đến tuyển dụng đƣợc cập nhật tập trung, làm cho ứng viên dễ dàng tiếp cận thông tin. Các ứng viên làm thủ tục và giao tiếp với các cơ quan tuyển dụng thông qua một tài khoản riêng đƣợc cung cấp để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và khách quan của các thông tin trong tuyển dụng.
Có thể áp dụng một số cách thức nhƣ sau:
Về phỏng vấn tuyển chọn: Cuộc phỏng vấn giúp cơ quan tuyển dụng phát
hiện những đặc điểm riêng của từng ứng viên trƣớc cùng một yêu cầu công việc. Bởi vậy, cơ quan tuyển dụng công chức phải áp dụng thống nhất một phƣơng pháp nhƣ nhau đối với tất cả các ứng viên. Thông qua phỏng vấn, cơ quan tuyển dụng công chức có thể tạo dựng ý tƣởng và đánh giá về nhân cách, năng lực của ứng viên một cách chính xác theo yêu cầu của vị trí công việc. Có một số hình thức phỏng vấn nhƣ sau:
- Phỏng vấn không chỉ dẫn: Là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện, không có bản câu hỏi kèm theo. Sau khi nghiên cứu bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc và hồ sơ của ứng viên, ngƣời phỏng vấn sẽ ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên, những điểm chƣa rõ cần làm sáng tỏ trong phỏng vấn.
- Phỏng vấn theo mẫu: Là hình thức phỏng vấn có thể sử dụng bản câu hỏi mẫu. Các câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên yêu cầu của công việc, tiêu chuẩn cần có của ứng viên và thƣờng bao trùm lên tất cả những vấn đề quan trọng nhất cần tìm hiểu về ứng viên nhƣ động cơ, thái độ, năng lực, khả năng giao tiếp…
- Phỏng vấn tình huống: Là hình thức phỏng vấn trong đó ngƣời phỏng vấn đƣa ra những tình huống giống nhƣ trong thực tế ngƣời thực hiện công việc thƣờng gặp và yêu cầu ứng viên trình bày cách thức giải quyết vấn đề. Các tình huống đƣợc xây dựng dựa vào quyền hạn, trách nhiệm, điều kiện làm việc, các mối quan hệ trong công việc thực tế.
- Phỏng vấn phát huy khả năng độc lập: Là hình thức phỏng vấn nhằm khơi dậy hoạt động tích cực của tƣ duy trong những tình huống cụ thể, giải quyết các
tình huống, mâu thuẫn, giao tiếp. Quá trình phỏng vấn đòi hỏi sự tham gia của đơn vị trực tiếp sử dụng công chức. Loại phỏng vấn này có thể đƣợc sử dụng để lựa chọn nhà quản lý mới.
Về trắc nghiệm tuyển chọn: Đây là những bài thi nhằm đánh giá các khía cạnh liên quan đến toàn bộ các yếu tố thể chất và tinh thần của thí sinh. Trắc nghiệm có thể dự báo khuynh hƣớng thực hiện công việc của ứng viên trong điều kiện lao động trong tƣơng lai. Hình thức trắc nghiệm đòi hỏi cơ quan tuyển dụng công chức phải áp dụng cùng một trắc nghiệm cho tất cả các ứng viên để tạo cơ hội cho mỗi ứng viên có cơ hội thành công hay thất bại ngang nhau. Mặt khác, cần phải tính đến các điều kiện khác và đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hƣởng các điều kiện này của ứng viên nhƣ điều kiện tâm lý, điều kiện vật chất… Có một số loại trắc nghiệm sau:
- Trắc nghiệm nhân cách: Đƣợc trình bày dƣới dạng các bảng hỏi hoặc các câu phát ngôn thể hiện một loạt các hành vi gắn với các thuộc tính và đặc điểm của cá nhân. Ứng viên sẽ trả lời “có” hoặc “không” đối với những câu hỏi đặt ra trong bảng hỏi. Những câu hỏi này cho phép cơ quan tuyển dụng nắm đƣợc và đánh giá đƣợc cảm nhận và cách phản ứng của thí sinh, dự kiến khả năng hòa nhập, khả năng thích ứng và hợp tác đối với đồng nghiệp trong công việc. Loại trắc nghiệm này đƣợc sử dụng nhiều trong việc lựa chọn các ứng viên dự tuyển vào vị trí quản lý.
- Trắc nghiệm trí thông minh: Đƣợc sử dụng để đánh giá trí thông minh của một số cá nhân so với mức độ thông thƣờng. Trắc nghiệm trí thông minh bao gồm trắc nghiệm khả năng hiểu, lập luận, nhớ, phân tích, tổng hợp, sáng kiến, tập trung, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, vốn từ vựng… Các trắc nghiệm này không mang tính đặc thù đối với mỗi loại công việc nhƣng chúng có thể bổ sung cho các hình thức trắc nghiệm khác trong việc đánh giá ứng viên.
- Trắc nghiệm năng khiếu: Nhằm đánh giá mức độ khả năng về thể chất và tinh thần của một ứng viên so với nhiệm vụ cần thực hiện sau khi đƣợc tuyển dụng. Các trắc nghiệm này nhằm mục đích đánh giá xem ứng viên có khả năng
cần thiết để học cách thực hiện một công việc nào đó thông qua một khóa đào tạo, nhất là khi ứng viên chƣa có kinh nghiệm làm việc. Có nhiều dạng trắc nghiệm năng khiếu nhƣ trắc nghiệm khả năng nhận thức, trắc nghiệm khả năng nắm bắt công cụ lao động, trắc nghiệm tâm lý vận động…
- Trắc nghiệm kiến thức: Là loại trắc nghiệm nhằm đánh giá văn hóa chung hoặc kiến thức của một cá nhân trong một chuyên ngành nào đó cả về bề rộng lẫn chiều sâu để xác định khả năng đảm nhiệm một vị trí làm việc nhất định. Loại trắc nghiệm này đƣợc tiến hành dƣới hình thức thi viết hoặc vấn đáp.
Ngoài ra, còn một số loại trắc nghiệm khác nhƣ trắc nghiệm sở thích để xác định mức độ coi trọng của mỗi cá nhân đối với một hoạt động nào đó; trắc nghiệm mô phỏng để đánh giá khả năng của ứng viên trong việc đƣa ra các giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề đặt ra trong một hoạt động cụ thể cũng nhƣ khả năng điều hành các chƣơng trình tác nghiệp, khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề hành chính, khả năng phân công và tổ chức lao động…
Do đó, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các đề thi trắc nghiệm và hệ thống câu hỏi phỏng vấn cho từng vị trí việc làm. Trƣớc mắt cần có kế hoạch xây dựng các bộ đề thi chuẩn cho từng vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét, lựa chọn, quyết định sử dụng trong kỳ thì công chức của các bộ, ngành, địa phƣơng. Trên cơ sở đó hƣớng tới chiến lƣợc lâu dài trong công tác thi tuyển công chức là xây dựng ngân hàng đề thi cho từng vị trí việc làm của từng cơ quan hành chính nhà nƣớc. Khi xây dựng các bộ đề thi, việc thiết kế câu hỏi cần chú trọng vào đánh giá khả năng suy luận, phân tích, so sánh, tổng hợp, phán đoán của từng ứng viên. Đồng thời, các nội dung thi phải hƣớng đến việc đánh giá sự thành thạo về kỹ năng hành chính đối với từng vị trí để xác định đƣợc ứng viên nào là ngƣời có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của vị trí nhƣ năng lực quản lý, tổ chức, lập kế hoạch, giao tiếp, ra quyết định…
Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc sử dụng ngân hàng đề thi tuyển công chức để tạo ngân hàng câu hỏi, sử dụng câu hỏi cho phần mềm thi tuyển công chức trên máy tính. Xây dựng bộ câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức đối với
từng môn thi theo hƣớng gắn với yêu cầu về trình độ và năng lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tuyển dụng. Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phƣơng thức thi tuyển để đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lƣợng, thực tài trong công tác tuyển dụng công chức.
Tuyển dụng công chức cấp xã phải gắn liền với mục tiêu của cải cách hành chính nhà nƣớc và cải cách chế độ công vụ, công chức. Đây là một nhiệm vụ không thể tách rời đối với cải cách hành chính nhà nƣớc và cải cách chế độ công vụ, công chức.