Đối với Phú Thọ, việc tuyển dụng công chức cấp xã đƣợc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cơ bản giống nhƣ Lào Cai. Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã, sau đó kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã đƣợc gửi đến Sở Nội vụ để thẩm định về các nội dung nhƣ: Cơ cấu, tiêu chuẩn, đối tƣợng, số lƣợng công chức cấp xã cần tuyển dụng. Sau đó, Sở Nội vụ có ý kiến thống nhất để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng theo quy định hiện hành (hiện nay đang thực hiện theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Giám đốc Sở Nội vụ có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã. Nếu phát hiện việc tuyển dụng vƣợt chỉ tiêu định biên đƣợc giao, không đúng cơ cấu, số lƣợng đƣợc phê duyệt và không theo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển thì Giám đốc Sở Nội vụ có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy bỏ các quyết định tuyển dụng hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý sai phạm.
Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm: Ƣu điểm:
- Việc tuyển dụng công chức cấp xã ở tỉnh Phú Thọ đƣợc phân cấp cho cấp huyện tổ chức thực hiện theo đúng quy chế của UBND tỉnh, đảm bảo tính chất cơ quan sử dụng công chức trực tiếp tổ chức tuyển dụng.
- Cấp xã chỉ thực hiện báo cáo nhu cầu, vị trí công chức cấn tuyển, không tham gia xây dựng kế hoạch cũng giảm sự cục bộ địa phƣơng trong công tác tuyển dụng.
Khi phân cấp về cho UBND cấp huyện tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã nếu không có biện pháp giám sát tốt thì chất lƣợng tuyển dụng khó đảm bảo yêu cầu