Những hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 68 - 70)

- Tỉnh Lào Cai chƣa thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã theo hình thức thi tuyển nên cũng giảm sự cạnh tranh trong các ứng viên. Việc tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo hình thức xét tuyển khó đảm bảo sự minh bạch, khách quan. Cụ thể nhƣ: Việc ra đề sát hạch, phỏng vấn do cán bộ, công chức các phòng, ban cấp huyện thực hiện; việc sát hạch, tuyển dụng cũng do công chức, cán bộ các phòng, ban cấp huyện đảm nhiệm; các thí sinh dự tuyển cơ bản

là con, em địa phƣơng (địa bàn miền núi, dân cƣ thƣa thớt) hoặc con em cán bộ, công chức ở trong huyện, trong các xã thuộc cấp huyện nên việc quen biết nhau rất nhiều...,từ đó tính bảo mật của bộ đề và kết quả kiểm tra, sát hạch theo hình thức phỏng vấn cũng chƣa đánh giá hết đƣợc năng lực thực tế của các ứng viên, dẫn đến chất lƣợng công chức cấp xã chƣa đạt nhƣ yêu cầu.

- Chính sách ƣu tiên trong tuyển dụng cũng có hai mặt của nó. Đối với Lào Cai, từ khi thực hiện chính sách của tỉnh theo Quyết định 27/2014/QĐ-UBND thì vấn đề thu hút những ngƣời giỏi, ngƣời có năng lực thực sự để đảm nhiệm chức danh công chức cấp xã khó đạt yêu cầu đề ra. Trong giai đoạn 2014 đến 2016, về cơ bản những ngƣời giỏi, ngƣời có năng lực (nếu không phải ngƣời dân tộc thiểu số) thì không có cơ hội tuyển dụng vào làm công chức cấp xã, từ đó ảnh hƣởng tới chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã.

- Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã còn khá phức tạp nhƣ: Thông báo tuyển dụng, thu nộp hồ sơ dự tuyển, thẩm định hồ sơ dự tuyển, thu phí dự tuyển, thành lập các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, công tác chấm thi, tổng hợp kết quả tuyển dụng, thông báo kết quả tuyển dụng, tổ chức chấm phúc khảo, công nhận kết quả tuyển dụng đều phải trải qua một cách tuần tự, tƣơng ứng mỗi bƣớc đƣợc kèm theo một hệ thống các quy định về thời gian, địa điểm và nguồn lực thực hiện. Do quy trình tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã có nhiều khâu, nhiều bƣớc nên cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải sử dụng rất nhiều nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, thời gian...để thực hiện.

- Thành phần hồ sơ dự tuyển công chức cấp xã còn mang tính hình thức, tốn kém thời gian, kinh phí: Ngƣời dự tuyển phải có đủ thành phần hồ sơ quy định, bao gồm các loại giấy tờ nhƣ: Đơn xin dự tuyển; sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền cơ sở nơi ngƣời dự tuyển thƣờng trú; bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh dự tuyển đã đƣợc công chứng hoặc chứng thực; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp; giấy chứng nhận ƣu tiên trong tuyển dụng; bản sao sổ hộ khẩu đã đƣợc công chứng

hoặc chứng thực.... Ngƣời dự tuyển phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Nội vụ cấp huyện. Qua đó, cho thấy, ngƣời dự tuyển phải chuẩn bị hồ sơ gồm nhiều loại giấy tờ, phải thực hiện công chứng, chứng thực nhiều loại văn bản, mất rất nhiều thời gian và tốn kém kinh phí khi dự tuyển công chức cấp xã.

- Thời gian tổ chức tuyển dụng (nếu theo đúng quy định) mất khoảng thời gian dài nên không kịp thời bổ sung đội ngũ công chức cấp xã cho chính quyền cơ sở. Thƣờng các huyện, thành phố tổ chức mỗi kỳ tuyển dụng mất từ 06 tháng đến 01 năm. Cá biệt có địa phƣơng kéo dài từ năm trƣớc, đến năm sau (ví dụ: Thành phố Lào Cai thực hiện kế hoạch tuyển dụng của năm 2016 vào tháng 08/2017, đến khi tổ chức xét tuyển chỉ còn trên 50% ngƣời nộp hồ sơ đến phỏng vấn sát hạch). Việc tuyển dụng kéo dài, gây tâm lý lo lắng, nghi ngờ và mất niềm tin trong công tác tuyển dụng. Việc tuyển dụng kéo dài dẫn đến tình trạng chính quyền cơ sở không kịp thời bổ sung đƣợc ngƣời làm việc, ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)