Đặc điểm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Đặc điểm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ

Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ là quá trình thực hiện có mục đích mà CBCCVC, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền hoặc được nhà nước trao quyền, nhằm đưa pháp luật có quy định chuẩn mực đạo đức của CBCCVC vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của người thực hiện.

Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ có chủ thể đặc biệt khác với thực hiện pháp luật chung. Nhưng các hình thức thực hiện pháp luật thì chủ thể pháp luật về đạo đức công vụ quy định những đặc điểm đặc trưng.

1.2.1.1. Đặc điểm

Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ có những điểm giống và khác nhau đối với các hình thức thực hiện, biểu hiện cụ thể ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, Thực hiện pháp luật là hoạt động (việc, quá trình, công tác) nhằm thực hiện những yêu cầu của pháp luật, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống được hiệu quả [41,tr.125], góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự là của dân, do dân và vì dân. Tương tự, thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ cũng là hoạt động nhằm đưa những quy định chuẩn mực đạo đức CBCCVC phải làm và không được làm, văn hóa ứng xử, giao tiếp với nhân dân… vào thực tiễn cuộc sống hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ hoạt động hiệu quả, văn hóa công vụ tiên tiến.

Hai là, chủ thể thực hiện pháp luật chung và chủ thể thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đều là là cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện pháp

luật đáp ứng được những điều kiện do Nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật (Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các QPPL điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do Nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật) [41,tr.125]. Nhưng riêng đối với chủ thể thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đặc biệt hơn phải là cơ quan, CBCCVC Nhà nƣớc có thẩm quyềntổ chức xã hội, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Chủ thể thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ này là yếu tố quyết định hình thức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ khác với việc thực hiện pháp luật chung. Vì đặc điểm của chủ thể thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ khác với thực hiện pháp luật chung, nên hành vi thực hiện là căn cứ xử lý vi phạm hoặc căn cứ để khen thưởng.

Ví dụ, hình thức kỷ luật khiển trách theo Quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 17/05/2011 về xử lý kỷ luật đối với công chức, khi công chức vi phạm các quy định của pháp luật với hành vi có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng; Sử dụng tài sản công trái pháp luật....

Thứ ba, hình thức thực hiện pháp luật chung và thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đều có 04 hình thức: tuân thủ pháp luật, chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm; Thi hành pháp luật, chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu; Sử dụng pháp luật, chủ thể thực hiện các cư xử mà pháp luật cho phép và Áp dụng pháp luật, chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định [41,tr.120].

Riêng đối với thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, vì chủ thể thực hiện pháp luật đạo đức công vụ phải là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền nên hình thức

thực hiện chủ yếu đối với pháp luật đạo đức công vụ thể hiện ở đặc điểm áp dụng pháp luật.

1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật đạo đức công vụ

a. Điều kiện kinh tế-xã hội: Đây là yếu tố tác động khá mạnh mẽ đến hành vi pháp luật của chủ thể công vụ. Nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có những mặt trái bên cạnh những thuận lợi đạt được từ hội nhập quốc tế, việc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế thị trường luôn làm phân hóa giàu nghèo và ảnh hưởng kinh tế đời sống trong xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của CBCCVC Nhà nước hiện nay (tiền lương thấp, chi phí sinh hoạt cao). Mặc dù, đại đa số CBCCVC luôn vững vàng tư tưởng trước sự cám dỗ về vật chất, thực hiện tốt công vụ. Nhưng trong số đó, vẫn cũng có một bộ phận không nhỏ công chức Nhà nước suy thoái về đạo đức, tìm cách lợi dụng công vụ nhũng nhiễu nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Sống trong điều kiện vật chất thiếu thốn dễ làm nảy sinh những hành vi tiêu cực, “đói ăn vụng, túng làm liều”, ngược lại “Nhàn cư vi bất thiện”. Vì vậy, kinh tế kém, việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ thấp, không kịp thời, răn đe, và không hiệu quả. kinh tế càng phát triển, nhu cầu nhân dân ngày mở rộng và nâng cao, yêu cầu về chế độ hành chính cũng phải dân chủ, việc giải trình trách nhiệm, thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ cũng phải văn hóa, văn mình, minh bạch, đúng thẩm quyền.. …

b. Văn hóa, tâm lý, truyền thống, chính trị: Đội ngũ CBCCVC nước ta luôn mang trong mình truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam sẵn sàng phục vụ nhân dân, Tổ quốc một cách vô điều kiện. Mặc dù vậy, trong xã hội vẫn tồn tại nhiều thói quen, tâm lý cần sớm được loại bỏ, như: dùng vật chất (tiền, quà biếu, trước đây là xu thế “phong bì”) để chi phối người khác; hành vi "chạy chức, chạy quyền"; tâm lý thích khoa trương tiền bạc, thế lực… vẫn đang tác động đến đội ngũ công chức Nhà nước và đã "đốn ngã" không ít CBCCVC, làm cho việc thực hiện đạo đức công vụ ít nhiều bị suy giảm.

Các hoạt động tín ngưỡng lành mạnh trong xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc hướng con người tới "chân, thiện, mỹ", ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức và hành động của CBCCVC, và ngược lại các hoạt động mê tín, dị đoan hoặc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá Đảng và Nhà nước đã phần nào có tác động tiêu cực đến nhận thức, tâm lý của đội ngũ CBCCVC.

c. Yếu tố căn cứ pháp luật: Trong mọi xã hội, mặc dù tồn tại nhiều hệ thống đạo đức khác nhau, tuy nhiên, đạo đức của giai cấp cầm quyền vẫn có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với đời sống xã hội, chi phối một cách rộng khắp tới hành vi CBCC, bộ máy cầm quyền. Ví dụ, khi thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại một cơ quan đơn vị về xử lý một cán bộ làm công tác thu, chi công đoàn đã có hành vi không nộp tiền ủng hộ xây tượng đài Đảo gạc ma, mà thay vào đó đã chuyển số tiền thu được vào tài khoản thẻ ngân hàng cá nhân. Khi vụ việc bị điều tra, phơi bày, sự phê phán lại chỉ tập trung vào cá nhân bị phát giác thay vì phê phán sự lỏng lẻo của tổ chức và việc thực hiện không đúng nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ nghề nghiệp của các công chức còn lại. Những người trong tổ chức không thể vì những hiện tượng tiêu cực bị phát giác ở một số người mà lại tự nhận mình chưa tốt, tổ chức còn nhiều vấn đề chưa tốt. Hệ quả là, rất khó có thể cư xử hoàn toàn đạo đức trong một tổ chức chưa hoàn thiện về đạo đức.

Nếu hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, không có "kẽ hở" thì việc "lách luật" sẽ trở nên khó khăn, từ đó sẽ hạn chế được những hành vi sai trái trong việc thực hiện công vụ của CBCCVC. Ngược lại, khi còn tồn tại những bất cập trong pháp luật thì CBCCVC có thể cố ý hoặc vô tình thực hiện những hành vi trái với đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước, tới uy tín của Nhà nước trước nhân dân.

Các quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ ảnh hưởng đến nhận thức khuyến khích và bảo vệ người tố cáo, phát giác hành vi sai trái của CBCCVC.

d. Trình độ, năng lực, uy tín của đội ngũ CBCCVC: Để có được đội ngũ CBCCVC vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trình độ của người CBCCVC bao gồm 3 mặt

chủ yếu: Trình độ học vấn; trình độ chính trị; trình độ chuyên môn. Trình độ của người CBCCVC là một yếu tố có vai trò đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố tạo nên chất lượng người cán bộ đảm bảo các chuẩn khung về đạo đức, là cơ sở để hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, không phải người cán bộ cứ có kiến thức là có năng lực. Có kiến thức nhưng phải trải qua quá trình rèn luyện trong thực tiễn thì mới có năng lực. Trên thực tế đã có không ít người cán bộ có kiến thức song năng lực hạn chế. Cũng có nhiều người tuy không có bằng cấp, chứng chỉ nhưng họ tự học tập trong thực tiễn nên vẫn có năng lực tốt. Trình độ và năng lực của người cán bộ quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên cái “chuyên” của người cán bộ.

Đối với CBCCVC là đảng viên phải có bản lĩnh và bản lĩnh chính trị vững vàng, có bản lĩnh người cán bộ sẽ không bị tác động, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực từ cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường, từ chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)