7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ
Như đã phân tích ở trên, hình thức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ chủ yếu thể hiện ở nội dung áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ, nó là hình thức thực hiện pháp luật tác động mạnh nhất đến quá trình thực hiện pháp luật, vì việc áp dụng pháp luật luôn mang tính quyền lực Nhà nước, đặc điểm thể hiện ở ý chí chủ thể thể hiện ở văn bản pháp luật và do các cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật và phải đảm bảo những nguyên tắc áp dụng như sau: Thứ nhất, luôn đặt nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam lên trên hết (đạo đức cách mạng). Thứ hai, luôn căn cứ thực hiện theo Hiến pháp, luật, các nguyên tắc đạo đức trên lợi ích cá nhân. Thứ ba, khi áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ phải dựa vào tình hình thực tế của địa phương để triển khai, thi hành pháp luật hiệu quả. Thứ tư, Không tham gia vào các công việc, hoạt động bên ngoài mà xung đột với các trách nhiệm được giao. Thứ năm, tổ chức thực hiện áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ không được để các lỗ hổng pháp lý xảy ra.
Chính vì vậy, những hành vi trái với chuẩn mực chung của xã hội phải được xử lý nghiêm khắc.
Cơ sở áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ hiệu quả, khi nghiên cứu nội dung phải đảm bảo các nguyên tắt sau:
a. Thực hiện phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh tại địa phương để áp dụng pháp luật: Đây là giai đoạn khởi đầu của cả quy trình áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ. Trước hết phải xác định được điều kiện tự nhiên, địa lý, dân số, các yếu tố ảnh hưởng của địa phương sẽ làm ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ [24].
b. Thực hiện lựa chọn quy phạm pháp luật về đạo đức công vụ làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật đến CBCCVC và nhân dân sao cho hiệu quả:Căn cứ cơ sở pháp lý của Trung ương, Tỉnh để thực hiện có hiệu quả trong quá trình áp dụng. Khi thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại địa phương sao cho hiệu quả, hiệu lực. Việc áp dung quy phạm nội dung (nội dung áp dụng và điều chỉnh) và quy phạm thủ tục (trình tự, thủ tục thực hiện) rất quan trọng.
c. Thực hiện ban hành quyết định áp dụng pháp luật điều chỉnh hành vi đạo đức công vụ để giải quyết vụ việc
Các quyết định áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ được ban hành ra phải đảm bảo đặc điểm của hoạt động công vụ là khách quan, công khai, minh bạch, phù hợp cả về nội dung và hình thức. Tùy thuộc vào tình hình thực trạng đạo đức công vụ của địa phương mà theo đó công tác triển khai thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ cũng phải chi tiết và cụ thể.
d. Ban hành quyết định áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ theo hình thức, thủ tục pháp luật quy định: Đối với kiểm tra đảng viên chấp hành, đối với CBCCVC do UBND quản lý, CBCCVC do khối Đảng quản lý sẽ có thủ tục giải quyết khác nhau.
e. Ban hành quyết định áp dụng pháp luật có nội dung là các mệnh lệnh cụ thể hóa quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể, áp dụng đối với đối tượng xác định
Một vụ việc vi phạm đạo đức công vụ xảy ra ở những thời điểm khác nhau, đối với các đối tượng khác nhau thì nội dung quyết định áp dụng có thể khác nhau. Chẳng hạn, 03 đối tượng là CBCCVC Liên đoàn lao động huyện thực hiện hành vi vi phạm Luật PCTN về chiếm đoạt tài sản nếu cơ quan thống nhất đưa ra hình sự truy tố. Nhưng cùng loại nhưng một người thực hiện hành vi với một số tình tiết tăng nặng và một người thực hiện hành vi không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, mức độ vi phạm thiệt hại tài sản khác nhau thì hình thức xử lý cũng khác khau. Do đó khi ban hành áp dụng pháp luật có nội dung là các mệnh lệnh cụ thể hóa quy phạm pháp luật vào những trường hợp trên sẽ khác nhau.
f. Tổ chức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, là căn cứ để đánh giá năng lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật về đạo đức công vụ của CBCCVC
Trong trường hợp này, các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ đóng vai trò tổ chức cho CBCCVC thực hiện pháp luật. Quyết định áp dụng pháp luật khi CBCCVC vi phạm đạo đức công vụ là cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều quy định của pháp luật về đạo đức công vụ. Bên cạnh đó, thông qua quyết định áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ cũng có thể đánh giá phần nào năng lực hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền như đánh giá về tinh thần trách nhiệm trong việc tuân thủ các thời hạn trong khi áp dụng pháp luật, về khả năng nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vụ việc trên cơ sở các tình huống thực tế tại địa phương. Từ đó có thể tìm ra các giải pháp hợp lí để nâng cao trình độ, chuyên môn đội ngũ CBCCVC khi thi hành công vụ.
Vì vậy các khi phân tích tình hình thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại địa phương, giai đoạn áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ được tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai pháp luật về đạo đức công vụ. - Tổ chức tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ.