7. Kết cấu của luận văn
3.6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc pháp luật về
về đạo đức công vụ
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Luật CBCC, Luật Viên chức…và các văn bản hướng dẫn thi hàn về các giá trị đạo đức công vụ cơ bản bao gồm sự tôn trọng quyền con người, đề cao vai trò của sự chuyên cần, tinh thần kỷ luật, tính trung thực, trách nhiệm, liêm, chính sâu rộng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu rõ ý nghĩa, vai trò và chuẩn mực của những giá trị nhân văn, thấy rõ đây là nhân tố không thể thiếu trong nền hành chính hiện đại, dân chủ. Khi những giá trị này thấm nhuần, lan tỏa trong xã
hội, công luận, dư luận sẽ trở thành áp lực tốt để CBCCVC điều chỉnh đạo đức công vụ của mình sao cho phù hợp với đạo đức mới và chấp hành thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ hiệu quả, ngay cả người đứng đầu cũng sẽ tự trau dồi đạo đức, thực hiện trách nhiệm hướng đến phong cách dân chủ, mang tính chất phục vụ nhân dân.
Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong liêm chính cho CBCCVC; chú trọng giáo dục về bản lĩnh chính trị, kỷ luật, kỷ cương, ý thức phê bình và tự phê bình; không ngừng rèn luyện đức tính cần, kiệm, liêm, chính, giữ gìn phẩm chất đạo đức, đoàn kết nội bộ,… gắn với đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước về PCTN, lãng phí nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, cơ quan, ban, ngành và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về công tác PCTN, lãng phí ngay tại chi bộ, cơ quan, đơn vị mình.
Tăng cường tổ chức Hội nghị tuyên truyền bằng hình thức trực tuyến nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ tuyên truyền, cũng như đối tượng truyền đạt được tiếp thu thông tin chuyên đề do chuyên gia đầu ngành trực tiếp truyền đạt, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ CBCCVC cấp huyện.
Tổ chức xét xử lưu động đối với những vụ án CBCCVC bị điều tra, truy tố liên quan đến đạo đức công vụ ở mức độ nghiêm trọng như các hành vi tội phạm chức vụ được quy định trong Luật Hình sự, hoặc CBCCVC có thái độ đối với dân hạch sách, hạch quyền được dư luận quan tâm. Qua đó, thông qua trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa để giáo dục, nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về pháp luật điều chỉnh hành vi đạo đức công vụ, cụ thể:
+ Làm cho người dân hiểu được hành vi của bị cáo (CBCCVC) là vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội đó.
+ CBCCVC sẽ có những hành xử chuẩn mực hơn, đúng đắn hơn nếu bản thân mình rơi vào những tình huống tương tự.
+ Nâng cao ý thức pháp luật của CBCCVC trong đấu tranh phòng, chống tham, nhũng.
+ Việc xét xử lưu động công khai còn thể hiện sự quyền uy, nghiêm minh của pháp luật để CBCCVC có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện đúng chuẩn khung đạo đức về công vụ.
+ Bên cạnh đó, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm của CBCCVC làm công tác tuyên truyền pháp luật cũng như xét xử sẽ được đào tạo, rèn luyện, nâng cao tính chuyên nghiệp.