Công khai, minh bạch trong kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.7. Công khai, minh bạch trong kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý thực hiện

hiện pháp luật về đạo đức công vụ

Công khai, minh bạch trong kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ CBCCVC. Đây là biện pháp rất quan trọng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCCVC trong thực thi nhiệm vụ. Về điều này, cần thể chế nguyên tắc công khai, minh bạch thành luật pháp với những quy định cụ thể và có tính khả thi, như:

CBCCVC làm nhiệm vụ trực tiếp với nhân dân (phòng tiếp công dân, Ban Tiếp công dân..) đều phải có phù hiệu ghi rõ họ tên, chức vụ để nhân dân biết và kiểm tra.

Giải thích công khai, rõ ràng những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về những nghĩa vụ mà nhân dân phải thực hiện, cũng như những quyền lợi mà nhân dân được hưởng (lối suy nghĩ tiền đi trước, thủ tục hành chính mới nhanh cần được răn đe ngay từ cơ sở, nếu đã có đầy đủ thủ tục thì phải giải quyết dứt điểm cho nhân dân theo đúng thời gian quy định, không để dây dưa, gây khó dễ cho họ.).

Có văn hóa ứng xử đối với nhân dân: Thái độ tôn trọng, niềm nở, lịch sự đối với nhân dân; việc gì nhân dân chưa hiểu thì phải vui vẻ, kiên trì giải thích cặn kẽ để họ hiểu, tuyệt đối không được có thái độ cửa quyền, hống hách, sách nhiễu nhân dân. Luôn để nhân dân đến khiếu nại trình bày xong vấn đề rồi mới được đưa ra ý kiến, không nên cắt ngang.

Sự phối hợp của các cơ quan , đơn vị trong việc tiếp thu, xử lý những kiến nghị của nhân dân: Phải tiếp thu, xử lý kịp thời và có thông báo công khai (có quy định ngày, thời gian thông báo cụ thể) cho nhân dân biết. Nếu cơ quan, đơn vị không giải quyết, nhân dân có quyền đưa những kiến nghị của mình lên các phương tiện thông tin đại chúng, buộc thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trả lời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải bị xử lý về thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân nếu cơ quan cấp trên kiểm tra thấy những kiến nghị của họ là đúng. Nếu những kiến nghị của nhân dân không đúng thì phải thông báo công khai cho họ rõ.

Trong học tập, sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề, các địa phương, cơ quan, đơn vị, đoàn thể chính trị - xã hội vận dụng chuyên đề của năm 2017, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành để tổ chức làm theo; lựa chọn một số vấn đề trọng tâm, nổi cộm, bức xúc để tập trung giải quyết có hiệu quả.

Đẩy mạnh dân chủ hóa hoạt động ở các cơ quan công quyền, tạo điều kiện thuận lợi để CBCCVC và nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Cần hoàn thiện cơ chế bảo vệ ngƣời tố cáo hành vi tham nhũng để thu hút sự tham gia nhiệt tình của nhân dân vào công cuộc đấu tranh PCTN, góp phần nâng cao đạo đức công vụ của công chức Nhà nước. Cơ chế bảo vệ ngƣời tố cáo hành vi tham nhũng có thể thực hiện đảm bảo nếu triển khai đồng bộ các biện pháp sau:

+ Cần xây dựng quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, mẫu văn bản về tiếp nhận, xử lý giải quyết yêu cầu bảo vệ người tố cáo; đặc biệt, quy định riêng về bảo vệ người tố cáo tham nhũng.

+ Người tố cáo cần được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo.

+ Áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin và bảo vệ cho

người tố cáo; nếu cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ mà vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

+ Tạo điều kiện để Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức xã hội dân sự, cơ quan báo chí được tham gia ngay từ đầu việc thực hiện hành vi tố cáo, giải quyết tố cáo. Qua đó, vừa theo dõi, giám sát cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vừa giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn cho người tố cáo thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình.

3.8. Thực hiện khen thƣởng và xử lý nghiêm vi phạm đạo đức công vụ

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, vi phạm thường xuyên, có tính chất nghiêm trọng. Cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, Ủy ban kiểm tra các cấp trong giải quyết nghiêm minh, khách quan, kịp thời các hành vi vi phạm của CBCCVC trong khi thi hành công vụ nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân; phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trong thực thi chức trách, công vụ; xử lý công việc chính xác, đúng quy định, khách quan, kịp thời, đảm bảo kỷ cương, trật tự hành chính, đúng thẩm quyền, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân, doanh nghiệp.

Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp, chế độ hội họp, thời giờ làm việc

KẾT LUẬN

Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ CBCCVC là thực hiện tốt những nội dung được quy định Luật CBCC, các văn bản quy phạm pháp luật khác sao cho hiệu quả, phổ biến sâu rộng đến CBCCVC, Đảng viên cũng như rèn luyện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, rèn luyện con người cách mạng, con người kỷ cương và kỷ luật.

Nhưng thực tế, hiện nay, thực trạng về đạo đức CBCCVC lại có rất nhiều hạn chế, khó khăn. Những hiện tượng tiêu cực tham nhũng, thái độ cư xử của CBCCVC, vi phạm tội phạm chức vụ, suy thoái đạo đức…, cũng không phải là chuyện mới xảy ra. Vì vậy, để có được đội ngũ CBCCVC giỏi về nghiệp vụ, chuyên môn, yêu nghề, và đáp ứng được những chuẩn mực của đạo đức công vụ; bảo đảm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ hiệu quả, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

+ Xây dựng tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong thi hành công vụ

+ Xây dựng thói quen, nề nếp tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

+ Xây dựng cơ chế quản lý, tạo điều kiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ

+ Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ + Đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc pháp luật về đạo đức công vụ

+ Công khai, minh bạch trong kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thường vụ Huyện ủy Ea H’Leo (2016), Báo cáo năm 2017 tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) của Huyện ủy Ea H’Leo, Ea H’Leo, Đak Lak.

2. Ban Thường vụ Huyện ủy Ea H’Leo (2017), Báo cáo số 169-BC/HU, ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Huyện ủy về kiểm tra, xử lý cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm, Ea H’Leo, Đak Lak.

3. Bộ Giáo dục và đạo tạo (2012), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2016), “Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 về học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Thư viện pháp luật, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-05-CT- TW-day-manh-hoc-tap-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-Ho- Chi-Minh-2016-312314.aspx.

5. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý ấn hành, Chuyên đề “nền công vụ, công chức”, thông tin khoa học pháp lý.

6. Ban Thường vụ Huyện ủy (2014), Báo cáo số 25-BC/HU ngày 07/4/2014 của Huyện ủy Ea H’Leo Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thức bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Ea H’Leo, Đak Lak.

7. Bích Diệp (2017), “Vô cảm, “hành” dân đến tờ giấy chứng tử, cán bộ đó là cán bộ gì?!”, Báo điện tử Dân trí, http://dantri.com.vn/blog/vo-cam-hanh- dan-den-to-giay-chung-tu-can-bo-do-la-can-bo-gi-

20170727040209294.htm.

8. “Công chức”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ch%E1%BB%A9c#cite_not e-Confucian_civil_service-3.

9. Cơ quan của Bộ Nội vụ (2017), “Về năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức hành chính”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước,

http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/126/0/1010070/0/35791/Ve_nang_lu c_thuc_thi_cong_vu_cua_doi_ngu_cong_chuc_hanh_chinh).

10. Chính trị - Xây dựng đảng (2017), “Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, Tạp chí cộng sản”,http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/xay- dungdang/2017/43203/Ve-nang-luc-thuc-thi-cong-vu-cua-doi-ngu- cong-chuc.aspx.

11. Chuyên đề: Quán triệt và thực hiện nghị quyết đại hội lần XII của Đảng (2017), “Xây dựng năng lực thực thi đạo đức công vụ nhà nước”, Tạp chí cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc- hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XII/2017/42875/Xay-dung-nang-luc- thuc-thi-dao-duc-cong-vu-o-nuoc.aspx.

12. Đỗ Thị Ngọc Lan (2012), Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Báo điện tử Chính Phủ,

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCN VietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId= 10000715&articleId=10038386.

14. Diễn đàn Đại biển hội đồng (2017), “Đạo đức công vụ là ưu tiên hàng đầu”, Báo điện tử đại biểu nhân dân,

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=3857 38.

15. “Đạo đức”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_%C4%91%E 1%BB%A9c.

16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (1996) Toàn tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Lai Nguyên Ân (ghi), Trần Đình Hựu (2001), Các bài giảng về tư tưởng Phương đông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

21. Mai Chi (2017), “Xuống cấp về đạo đức xã hội, không ngăn chặn sớm, sẽ “mất gốc””, Báo điện tử Báo Mới, http://www.baomoi.com/xuong-cap-ve- dao-duc-xa-hoi-khong-ngan-chan-som-se-mat-goc/c/22559615.epi. 22. Nguyễn Lê, tổng hợp (2017), “Bắt đầu sửa luật Phòng chống tham nhũng”, Báo

điện tử Báo Mới, http://www.baomoi.com/bat-dau-sua-luat-phong- chong-thamnhung/c/23332164.epi.

23. Nguyễn Đăng Thành (2002), Đạo đức công vụ, Nxb Lao động, Hà Nội.

24. Nguyễn Cữu Việt chủ biên (2015), Giáo trình Luật Hành Chính, Trường đại học Luật Hồ Chí Minh, Khoa Hành chính – Nhà nước, Hồ Chí Minh. 25. PGS, TS Vũ Hoàng Công (2016), “Trách nhiệm công vụ”, Cơ quan nghiên cứu

và ngôn luận khoa học của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/1761-trach- nhiem-cong-vu.html.

26. Phạm Minh Hạc (1977), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội (1959), Sắc lệnh 76/SL ban hành quy chế công chức Sắc lệnh. 29. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Quốc hội (2010), Luật Viên chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc hội (2006), Luật Phòng chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Quốc hội (2013), Luật Thực hành tiết kiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Thu Hằng, tổng hợp (2013), “Túi tiền quốc gia eo hẹp vì công chức quá nhiều”,

Báo điện tử Vnexpress, https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/tui- tien-quoc-gia-eo-hep-vi-cong-chuc-qua-nhieu-2889042.html

35. TS Ngô Thanh Can, “Những đặc điểm và giá trị cơ bản của văn hóa công vụ, TS Học viện hành chính quốc gia”, Bộ Nội vụ Viện khoa học tổ chức Nhà nước,http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/1054/langua ge/vi-VN/Nh-ng-d-c-di-m-va-gia-tr-c-b-n-c-a-van-hoa-cong-v.aspx. 36. Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo (2002), Đào tạo nền công vụ,

Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

37. Tạp chí giáo dục lý luận số 214, Bàn về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp phường.

38. Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 3 (26.2008).

39. TS Đinh Xuân Lý (2005), Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. TS Huỳnh Văn Thới (2015), Văn hóa công vụ ở Việt Nam, Lý luận và thực tiễn

41. Vũ Thị Bích Hường (2017), Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh, Hà Nội.

42. TS Lương Thanh Cường, “Một số ý nghĩa Luật Cán bộ, công chức”, Website Cơ sở dữ liệu khoa học Hành chính - Luật - Kinh tế, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/621-mot-so-y-nghia-cua-luat- can-bo,-cong-chuc.html.

43. Tin, ảnh Phùng Hương (2017), “Hội thảo Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông”, Báo nhân dân, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=73&NewsId=386745. 44. Theo TTVN (2016), “Nhìn lương công chức Singapore, Công chức Việt Nam

chạnh lòng!”, Báo điện tử Vietnam.net, http://vietnamnet.vn/vn/kinh- doanh/tai-chinh/nhin-luong-cong-chuc-singapore-cong-chuc-viet- nam-chanh-long-334237.html.

45. VTLý (2017), “Chỉ thị nâng cao kỷ luật, kỷ cương đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị, địa phương”,Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, https://daklak.gov.vn/-/chi-thi-nang-cao-ky-luat-ky-cuong-ao-uc-

cong-vu-va-ao-uc-nghe-nghiep-cua-can-bo-cong-chuc-vien-chuc- trong-cac-co-quan-on-vi-ia-phuong-

46. Võ Hãi, Thời sự (2016), “Chủ tịch Hà Nội xử nghiêm vụ cán bộ Sở Ngoại vụ đánh người già”, Báo điện tử Vnexpress, http://vnexpress.net/tin- tuc/thoi-su/chu-tich-ha-noi-xu-nghiem-vu-can-bo-so-ngoai-vu-danh- nguoi-gia-3497613.html...,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)