Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Nguyên nhân, kết quả đạt đƣợc

Trong quá trình tổ chức thực hiện luôn nắm vững và bám sát các mục tiêu, quan điểm, những nhiệm vụ và giải pháp của huyện đã đề ra, xem nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội là trọng tâm, công tác đào tạo bồi dưỡng đạo đức cách mạng nhiệm vụ hàng đầu.

Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, bằng việc kiểm tra hoạt động của chính quyền và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCCVC, đảng viên hoạt động trong các tổ chức bộ máy chính quyền.

Kịp thời, phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh những CBCCVC, đảng viên vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ, ngăn chặn phòng ngừa sai phạm.

2.3.2. Hạn chế

Hạn chế từ quy định có liên quan đến pháp luật về đạo đức công vụ

- Đối với Luật CBCC năm 2008, chưa có những quy định chung về những nguyên tắc hoạt động công vụ, về chế độ phục vụ nhân dân, trách nhiệm giải trình (accountability) của công chức khi thi hành công vụ; và văn hóa tổ chức không thể hiện trong Luật CBCC; việc đánh giá công chức còn khá chung chung.

- Một vài văn bản QPPL khác, ví dụ như Luật PCTN tuy đã quy định về những hành vi tham nhũng và căn cứ xử lý phát luật để răn đe, nhưng tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng; Việc áp dụng thực hiện pháp luật vẫn để xảy ra vụ án “Tham nhũng lớn” tăng về số lượng, mức độ thiệt hại, thất thoát. Điều đó làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gây ra sự bất bình, bức xúc, thậm chí phản ứng của nhân dân đối với chính quyền.

Hạn chế của công tác cấp ủy trong tuyên truyền

- Hệ thống chính trị ở cơ sở tuy đã được quan tâm xây dựng củng cố, nhưng chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, vẫn còn một số ít cán bộ đảng viên thiếu tiên phong gương mẫu về đạo đức, lề lối, tác phong, quan liêu, nhũng nhiễu gây phiền hà cho nhân dân, cá biệt có cấp uỷ viên cơ sở lợi dụng chức quyền trục lợi cá nhân vi phạm pháp luật, đã tác động xấu trong dư luận xã hội.

- Một số cấp uỷ đảng, cán bộ đảng viên cơ sở trình độ năng lực hạn chế, phương pháp làm việc chưa khoa học và nhạy bén; bị động, lúng túng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, điều hành của chính quyền Nhà nước.

- Việc triển khai thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác PCTN, lãng phí chưa đi vào chiều sâu, còn nặng tính hình thức.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở một số địa phương, đơn vị đã được thực hiện, nhưng hiệu quả chưa cao, một số nội dung còn hình thức.

- Một số cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị; chưa tập trung chỉ đạo và chưa có kế hoạch hành động cụ thể, vì vậy không phát huy hết tinh thần trách nhiệm của CBCCVC và nhân dân trong việc phát hiện những sai phạm của tổ chức, cá nhân và kể cả phát hiện tội phạm. Hầu hết các vụ việc tham nhũng là do các cơ quan chức năng và nhân dân phát hiện.

Hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn CBCCVC

- Đời sống vật chất, tinh thần của CBCCVC huyện còn nhiều khó khăn; các thế lực thù địch có những hoạt động chống phá, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, nhưng nhìn chung đại đa số cán bộ đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; thường xuyên rèn luyện tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức của CBCCVC.

- Trình độ, phẩm chất, năng lực một số CBCCVC được hình thành từ nhiều nguồn nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhiều CBCCVC, đặc biệt là đảng viên thiếu tu dưỡng đạo đức, phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật. Khi thực hiện quyền lực công có biểu hiện quên mất mình là một công dân (công thần cách mạng thì luôn nghĩ mình là ân nhân là anh hùng của nhân dân…).

- Một số nơi việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của cấp trên xuống cơ sở không kịp thời, đầy đủ; việc triển khai thực hiện

nhiệm vụ của chính quyền cơ sở còn chậm; giải quyết công việc còn nhiều sai sót, dẫn đến việc khiếu nại, gửi đơn thư vượt cấp... Nên một bộ phận CBCCVC ý thức trách nhiệm với công việc không cao, làm việc theo kiểu cầm chừng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.

- Việc ứng xử với nhân dân, với cộng đồng còn nặng về tập quán, thói quen, tình cảm, một số CBCCVC chưa thật sự tâm huyết với công việc, một số ít có biểu hiện suy thoái đạo đức, mất đoàn kết, cơ hội, bè phái, cục bộ gia đình, dòng.

- Một số CBCCVC tuy có trình độ nhưng năng lực các mặt còn hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi công vụ…).

- Việc CBCCVC chưa sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính có phần chưa nghiêm; trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của công chức là thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa phát huy đúng mức nên có phần ảnh hưởng đến phong cách, tác phong, lề lối làm việc đội ngũ cán bộ CBCCVC

Hạn chế trong thanh tra, kiểm tra, tổ chức CBCCVC

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể chưa thường xuyên liên tục, hiệu quả chưa cao.

- Việc chuyển đổi vị trí công tác ở các cơ quan hành chính, đơn vị trong huyện tuy đã có kết quả phù hợp so với tình hình CBCCVC hiện nay của huyện song còn gặp hạn chế về tính chuyên sâu trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và sự yêu nghề.

- Một số đơn vị chưa hiểu đủ, hiểu đúng về chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền đối với công tác đôn đốc kê khai, xác minh, lưu trữ, báo cáo và nộp bản kê khai còn chậm về thời gian chưa đảm bảo đúng yêu cầu, quy định đặt ra.

Hạn chế về CBCCVC là người ĐBDTTS và điều kiện kinh tế cá xã có ĐBDTTS đông dân.

- Công tác dân vận của Đảng ở vùng ĐBDTTS còn nhiều hạn chế. Việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về đạo đức công vụ ở nhiều nơi chưa kịp thời, hiệu quả thấp.

- Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và các dân tộc ngày càng lớn (so diện tích huyện rộng lớn). Một số "đạo lạ như Pháp Môn diệu âm" hoạt động trái phép ở vùng ĐBDTTS và diễn biến ngày càng phức tạp.

- Chất lượng đạo tào lý luận chính trị CBCCVC là ĐBDTTS còn thấp, vì vậy việc năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý của cán bộ tại chỗ ở một số địa phương có đông đồng bào DTTS còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở cơ sở.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường phần nào đã làm tha hóa về đạo đức, lối sống của một số đảng viên, CBCCVC, từ đó dẫn đến nảy sinh các việc làm tiêu cực, vi phạm pháp luật.

Tinh thần tự nguyện, tự giác đánh giá đạo đức cá nhân CBCCVC trong quá trình thực hiện thi hành công vụ chưa trung thực, công khai.

Năng lực, trình độ của một số CBCCVC là ĐBDTTS còn hạn chế, vẫn còn một số CBCCVC chưa mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên; hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức được đào tạo vào thực tế chưa cao.

b. Nguyên nhân chủ quan

Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quán triệt sâu sắc đến cán bộ, đảng viên để nâng cao nhận thức CBCCVC về thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ cũng như những quy tắc ứng xử nơi công sở.

Một bộ phận CBCCVC, đảng viên, người đứng đầu nhận thức và ý thức còn hạn chế, thiếu chủ động trong tổ chức thực hiện, chưa thật sự đi đầu trong thực hiện nếp sống văn minh, sống và thực hiện pháp luật.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCCVC chưa thường xuyên, hiệu quả.

Đối với thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ ở một số văn bản khác như Luật PCTN đối với công tác thống kê số liệu, báo cáo PCTN, kê khai, minh bạch tài sản thu nhập là do các đơn vị, tổ chức không có cán bộ chuyên trách, đa phần là kiêm nhiệm (trong khi như đã phân tích về lương CBCC hiện nay, lương thấp, càng về cơ sở các thôn, buôn, các xã, lương kiêm nhiệm cộng lương cơ bản rất thấp).

Công tác giao và quản lý biên chế ở một số nơi chưa khoa học và hiệu quả. Hầu hết các đơn vị đề nghị tăng biên chế vì thiếu người làm nhưng chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm (trong khi thực tế tại ví trị việc làm đó đã dư biên chế cần tinh giản), đây là một xu thế hiện nay mà CBCCVC càng ngày càng đông nhưng lại không thực hiện tốt trách nhiệm được giao, thoái thác công việc, thoái hóa đạo đức,…

Chính sách khuyến khích, động viên cán bộ chuyển đổi vị trí công tác không cao nên CBCCVC thường có tâm lý e ngại không muốn chuyển đến công tác ở một số xã, thị trấn xa, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…

Các cấp ủy, tổ chức đảng vùng ĐBDTTS, nhất là người đứng đầu chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác này. Phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng, điều hành của chính quyền còn chậm đổi mới. Phương pháp vận động, tập hợp đồng bào của mặt trận và các đoàn thể nhân dân chưa phù hợp với từng đối tượng, từng dân tộc, từng vùng, miền. Việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng cơ chế, chính sách đối với đội ngũ CBCCVC, nhất là cán bộ ĐBDTTS chưa được đầu tư đúng mức.

Tiểu kết Chƣơng 2

Tại Chương 2, luận văn đã phân tích các nội dung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn, số liệu thu thập được của huyện Ea H’Leo về công tác lãnh, đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật, tuyên truyền, đến kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật đem lại được kết quả, hạn chế trong 5 năm qua.

Qua phân tích, từ những hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị cần quan tâm hơn nữa, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm sau thanh tra, kiểm tra để vừa mang tính răn đe vừa mang tính phòng ngừa, đồng thời nâng cao nhận thức, tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân. Người đứng đầu gương mẫu, thể hiện quyết tâm cao và có giải pháp thiết thực thì ở đó các hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm của đảng viên, CBCCVC được đẩy lùi, hiệu quả thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ được nâng cao, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu về pháp luật PCTN, Luật THTK, CLP. Xử phạt nghiêm minh triệt để đối với một số nơi một số đơn vị, địa phương có vi phạm.

- Thực hiện Luật CBCC năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã thể chế hóa, cụ thể hóa tương đối đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đạo đức công vụ ở những nội dung quy định về….. Nội dung pháp luật về đạo đức công vụ đã quy định cụ thể, chi tiết, đồng bộ về tuyển dụng; sử dụng, quản lý; quyền và nghĩa vụ; đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng, kỷ luật công chức; quyền và nghĩa vụ của CBCCVC, những điều được làm và không được làm, bộ quy tắc ứng xử.

- Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, chống quan liêu, tiêu cực trong đội ngũ CBCCVCphải gắn với thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, lặp đi lặp lại tại từng đơn vị để tạo kết quả chuyển biến thực sự và rõ nét về kỷ luật, kỷ cương, năng lực quản lý, điều hành và chất lượng phục vụ.

- Tăng cường minh bạch hóa nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quy trình thủ tục giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị để cán bộ và nhân dân giám sát thực hiện, đẩy lùi, thu hẹp phạm vi hoạt động tham nhũng, lãng phí; quan tâm đến công tác cán bộ; xây dựng và có chính sách phù hợp với đội ngũ CBCCVC năng động, sáng tạo trong quá trình thực thi nhiêm vụ.

Vì vậy, với những kết quả đạt được, việc nhìn nhận nghiêm túc những hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại địa phương có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra một số giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao thực hiện tốt pháp luật về đạo đức công vụ trong Chương 3.

Chương 3:

GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong thi hành công vụ trong thi hành công vụ

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của CBCCVC trong hệ thống chính trị các cấp về vai trò của pháp luật trong thi hành công vụ

Nâng cao nhận thức của CBCCVC trong hệ thống chính trị các cấp về đạo đức công vụ và xác định đúng ý nghĩa, vai trò của pháp luật đạo đức công vụ trong thực hiện thi cộng vụ. Trước hết, làm cho CBCCVC nhận thức sâu sắc, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và toàn bộ hệ thống chính trị; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thái độ, trách nhiệm của Đảng, Chính phủ nói chung và của người cán bộ cách mạng nói riêng đối với nhân dân. Mỗi CBCCVC trong bộ máy công quyền phải nắm rõ trách nhiệm của mình là "công bộc" của nhân dân chứ không phải là những "ông quan cách mệnh" ăn trên, ngồi trốc, đè đầu cỡi cổ nhân dân như bọn quan lại phong kiến, thực dân.

Trang phục gọn gàng, lịch sự, khi thực hiện nhiệm vụ phải mang thẻ công chức, viên chức, nhân viên. Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường và nơi cấm hút thuốc; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không đánh bạc dưới mọi hình thức.

Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm gắn với tự phê bình và phê bình; phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm: CBCCVC phải có tinh thần trách nhiệm tự phê bình và phê bình, “phải nghiêm khắc với chính mình”. Phê bình có mục đích trong sáng, có lý, có tình. Khắc phục bệnh chuộng hình thức,

tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, không nói thật, trong cuộc họp nói một đằng, ra khỏi cuộc họp nói một nẻo,... để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà “đấu đá”; nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ.

Các cấp ủy đảng phải thực hiện có nền nếp và nghiêm túc việc lấy ý kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)