7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đạo
quán triệt và tổ chức phát động phong trào thi đua, nêu gương tổ chức thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình nhằm đảm bảo nâng cao ý thức thực thi công vụ, nhiệm vụ của CBCCVC. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các đơn vị, địa phương; đồng thời giáo dục, quán triệt CBCCVC tự giác nâng cao ý thức chấp hành
Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể CBCCVC ở tất cả các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt pháp luật về đạo đức công vụ.
Công tác tuyên truyền phải có hình thức phù hợp, phong phú để góp phần đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật sớm đi vào cuộc sống như: Tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tin, truyền thông, Bản tin sinh hoạt chi bộ, các bản tin, tập san của các cơ quan, đơn vị; phổ biến tuyên truyền thông qua các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở…
Việc thực hiện luật CBCCVC về đạo đức công vụ. Thực hiện các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng phải kê khai.
Tổ chức tiếp công dân ở đơn vị, trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật như: Người thực hiện công tác tiếp dân phải có thái độ cư xử như thế nào là phù hợp. Phân công cán bộ tiếp dân, tổ chức thực hiện việc tiếp dân.
Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện đồng bộ, thường xuyên trên các kênh thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp.
Các mô hình truyền thông về đạo đức công vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng.
1.3.3. Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ đức công vụ
CBCCVC và người lao động nếu vi phạm quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Theo dõi việc tổ chức thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét nhắc nhở, phê bình các cơ
quan, đơn vị, địa phương trong việc không quan tâm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, bám sát kế hoạch, chỉ đạo cấp trên; tổng hợp, tham mưu, xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá đạo đức công vụ cuối năm.
Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm, kiên quyết các trường hợp CBCCVC cố tình vi phạm đạo đức công vụ. Cơ quan, tổ chức, thực hiện kiểm tra, giám sát.
Thực tế cho thấy, hầu hết các cơ quan, đơn vị khi đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và đạo đức, phẩm chất của CBCCVC đều là tốt. Trong khi đó, việc phát hiện ra những vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ của CBCCVC lại chủ yếu qua phản ánh của dư luận, báo chí, nhân dân. Rõ ràng, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức và thủ trưởng đơn vị đối với hoạt động của CBCCVC còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc và thiếu đồng bộ.
1.4. Một số nội dung chính về đạo đức công vụ đƣợc phản ánh trong một số văn bản pháp luật
1.4.1. Nội dung Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008, Luật Viên chức Việt Nam quy định về đạo đức công vụ Việt Nam quy định về đạo đức công vụ
Luật CBCC năm 2008 [29] quy định, những chuẩn mực đạo đức được thể hiện dưới khung pháp lý tập trung và cụ thể ở các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức; văn hóa giao tiếp với nhân dân, ứng xử, những điều cán bộ, công chức không được làm. Việc thực hiện các quy tắc đạo đức trong các các văn bản trên cũng phải tuân theo nguyên tắc hoạt động công vụ, gồm: Nguyên tắc 1: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Nguyên tắc 2: Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức; Nguyên tắc 3: Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; Nguyên tắc 4: Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả; Nguyên tắc 5: Bảo đảm tính thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
Luật CBCC quy định trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế
của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật Nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản được Nhà nước giao; chấp hành quyết định của cấp trên.
Bảng 1.1 Chuẩn mực đạo đức công vụ thể hiện ở nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cụ thể:
Điều khoản quy định
Nội dung điều chỉnh
Điều 8: Quy định
nghĩa vụ của cán bộ công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
-Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; - Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân;
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều 9: Quy định
nghĩa vụ của CBCC
trong thi hành công vụ
Nhóm nghĩa vụ tuân thủ pháp luật
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Bảo vệ bí mật Nhà nước;
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định;
Nhóm trách nhiệm, công khai, minh bạch
phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản Nhà nước được giao;
- Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định;
- Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
Nhóm trung thực khách quan và hiệu quả
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10: Quy định
nghĩa vụ của cán bộ công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của CBCC;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, THTK, CLP và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Xử lý kịp thời, nghiêm minh CBCC thuộc quyền quản lý
có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bảng 1.2 Chuẩn mực đạo đức thể hiện ở khung pháp lý văn hóa giao tiếp của CBCC, cụ thể:
Điều khoản quy định
Nội dung điều chỉnh
Điều 15: Quy định
đạo đức của CBCC
- Phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ
trong hoạt động công vụ.
Điều 16: Quy định
văn hóa giao tiếp ở
công sở
- Trong giao tiếp ở công sở, CBCC phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp;
- Ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; - CBCC phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ;
- Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
Điều 17: Quy định văn hóa giao tiếp với
nhân dân
- CBCC phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ
lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc;
- CBCC không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
Bảng 1.3 Chuẩn mực đạo đức quy định ở những việc CBCC không được làm, cụ thể:
Điều khoản quy định
Nội dung điều chỉnh
Điều 18: Quy định những việc CBCC
không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công;
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật;
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi (Liên quan đến tội phạm chức vụ: Ở phân tích LPCTN);
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19: Quy định những việc CBCC
không được làm liên quan đến bí mật Nhà nước
- CBCC không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước dưới mọi hình thức;
- CBCC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hƣu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài;
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà CBCC không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20: Quy định những việc khác
CBCC không được làm
Những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật PCTN, Luật THTK, CLP và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Ngay cả chuẩn mực đạo đức công vụ cũng được coi là căn cứ đánh giá công chức tại Bảng 1.4 Điều 55: Đánh giá công chức và Điều 56: nội dung đánh giá công chức. Điều 55: Đánh giá công chức Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.
Điều 56: Nội dung đánh giá công chức
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân.
Ngoài những quy định tại khoản 1 Điều này, công chức lãnh đạo, quản lý còn đƣợc đánh giá theo các nội dung kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức. Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dƣỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái. Trong đó, đối với viên chức thì được điều chỉnh bởi Luật Viên chức 2016 cũng có quy định về chuẩn mực đạo đức mà viên chức không được làm tại Điều 19 quy định viên chức không đƣợc làm nhƣ:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật PCTN, Luật THTK, CLP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.4.2. Nội dung quy định trong một số văn bản pháp luật khác 1.4.2.1. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 1.4.2.1. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
Đối với nội dung đạo đức công vụ được quy định trong Luật PCTN 2005 và một số điều sửa đổi tại Luật PCTN 2012 liên quan mật thiết đến quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác của CBCCVC và một một số nội dung quy định khác [31], trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực quy định.
Thứ nhất, thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đối với những nội dung trong Luật PCTN 2005 là thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 42 quy định quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề. Đây là cơ sở đầu tiên để người dân đánh giá tính ưu việt của chế độ, sự tận tâm của CBCCVC, là tiêu chí đầu tiên để người dân đánh giá phẩm chất, năng lực “công bộc của dân”.
Có thể thấy, một trong những nguyên nhân vi phạm chuẩn mực về đạo đức công vụ do những chân giá trị bị tác động với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã có những hành vi phạm pháp, không giữ được đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính”. Ngay trong khái niệm về tham nhũng trong Luật PCTN cũng đã khái quát được nội dung nguyên tắc đạo đức công vụ hiện nay muốn quy định, cụ thể Khoản 2 Điều 1 Luật PCTN 2005
quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Việc cá nhân, tổ chức bắt đầu có mâu thuẫn lợi ích khi thực hiện công vụ để vụ lợi được hiểu không chỉ là vụ lợi cho cá nhân mình mà còn có thể là vụ lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình hoặc tổ chức, cá