7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai pháp luật về đạo đức công vụ
Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp, chế độ hội họp, thời giờ làm việc. Xác định tầm quan trọng của việc chỉ đạo, lãnh đạo, quán triệt triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, địa phương. Việc chỉ đạo, lãnh đạo, phổ biến, quán triệt; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ (thông qua Hội nghị, Hội thảo, tổ chức tập huấn, đào tạo...). Tổ chức, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ bằng công tác xây dựng kế hoạch học tập, triển khai theo hướng dẫn; xác định rõ về thành phần, thời gian, nội dung và tài liệu học tập ở các cấp; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu nghiên cứu, lựa chọn báo cáo viên để triển khai thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đến CBCCVC.
Căn cứ vào nội dung pháp luật về đạo đức công vụ, việc chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nghị quyết và phân công cơ quan thường trực chủ động tham mưu thực hiện. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức học tập, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện theo hướng nhanh, gọn và hiệu quả; đôn đốc, kiểm tra các cấp ủy tổ chức thực hiện.
Sự phối hợp, kết hợp của các cơ quan, đơn vị, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện, quán triệt Nghị quyết về đạo đức công vụ.
Triển khai thực hiện có hiệu quả, bảo đảm phải bám sát các nội dung theo Luật CBCC năm 2008; Luật Viên chức, Luật PCTN; Luật THTK, CLP; Luật Tiếp công dân và các quy định, quy chế của các đơn vị liên quan đến đạo đức công vụ: Công tác điều động, luân chuyển cán bộ, trách nhiệm giải trình, thực hành tiết kiệm, quy tắc ứng xử nơi công sở....