Xây dựng tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong th

trong thi hành công vụ

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của CBCCVC trong hệ thống chính trị các cấp về vai trò của pháp luật trong thi hành công vụ

Nâng cao nhận thức của CBCCVC trong hệ thống chính trị các cấp về đạo đức công vụ và xác định đúng ý nghĩa, vai trò của pháp luật đạo đức công vụ trong thực hiện thi cộng vụ. Trước hết, làm cho CBCCVC nhận thức sâu sắc, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và toàn bộ hệ thống chính trị; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thái độ, trách nhiệm của Đảng, Chính phủ nói chung và của người cán bộ cách mạng nói riêng đối với nhân dân. Mỗi CBCCVC trong bộ máy công quyền phải nắm rõ trách nhiệm của mình là "công bộc" của nhân dân chứ không phải là những "ông quan cách mệnh" ăn trên, ngồi trốc, đè đầu cỡi cổ nhân dân như bọn quan lại phong kiến, thực dân.

Trang phục gọn gàng, lịch sự, khi thực hiện nhiệm vụ phải mang thẻ công chức, viên chức, nhân viên. Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường và nơi cấm hút thuốc; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không đánh bạc dưới mọi hình thức.

Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm gắn với tự phê bình và phê bình; phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm: CBCCVC phải có tinh thần trách nhiệm tự phê bình và phê bình, “phải nghiêm khắc với chính mình”. Phê bình có mục đích trong sáng, có lý, có tình. Khắc phục bệnh chuộng hình thức,

tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, không nói thật, trong cuộc họp nói một đằng, ra khỏi cuộc họp nói một nẻo,... để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà “đấu đá”; nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ.

Các cấp ủy đảng phải thực hiện có nền nếp và nghiêm túc việc lấy ý kiến phê bình của quần chúng. Đối với những ý kiến đúng thì phải tiếp thu, sửa chữa. Đối với những ý kiến chưa đúng thì giải thích cho nhân dân hiểu. Phải tạo cơ chế để nhân dân tích cực và yên tâm thực hiện vai trò giám sát của mình mà không sợ bị trả thù, trù dập.

Thứ ba, trung thực trong nhiệm vụ, không tranh công, không đổ l i; cầu thị, có chí tiến thủ, khiêm tốn, không kiêu ngạo, đặc biệt là xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của CBCCVC, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị

Phải trung thực, trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu: Trách nhiệm của người “cầm cân, nảy mực” luôn là những bước đi rất khó trong lãnh đạo, chỉ đạo và ứng xử với nhân dân. Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về“đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng đề ra nguyên tắc thực hiện là “trên trước, dưới sau” [4]. Tất cả những ý trên đều đòi hỏi người đứng đầu phải làm gương cả trong công và tư, luôn khách quan trong nhiệm vụ.

Thứ tư, xây dựng tính gương mẫu đạo đức công vụ học tập làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)

Xây dựng tính gương mẫu đạo đức công vụ học tập làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) là cách nâng cao thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ mang tính thực chất và có giá trị lan tỏa. Do đó, sự nêu gương trong thi hành đạo đức công vụ của CBCCVC, đặc biệt là của những người đứng đầu là vô cùng có ý nghĩa đối với việc thực hiện pháp luật đạo đức công vụ có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tạo nên văn hóa công vụ, cụ thể như sau:

Một là, Xây dựng tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ trong thi hành công vụ. Không chỉ đối với công chức, viên chức mới đi làm, đang tập sự, hợp đồng hay thực tập mà ngay cả đối với CBCCVC làm lâu trong ngành (vì CBCCVC là công việc bền vững, CBCCVC làm lâu bắt đầu xuất hiện biểu hiện sống chậm với công việc) phải rèn luyện tính chịu khó, chăm chỉ trong công việc được giao, làm việc phải có tổ chức trên dưới rõ ràng.

+ Cần CBCCVC vừa phải siêng năng làm việc vừa phải chú trọng năng suất và chất lượng công việc.

+ Kiệm là ý thức tiết kiệm từ việc lớn đến việc nhỏ; phải hết sức tránh mọi sự xa hoa, hình thức, căn bệnh “phú quý sinh lễ nghĩa” và tư tưởng “nước sông, công lính”. CBCCVC phải tổ chức công việc hợp lý, sắp xếp thời gian làm việc có kế hoạch để khỏi lãng phí thời gian và nhân lực; phải thực hiện phương châm “nói ít làm nhiều”, chủ yếu là hành động.

+ Liêm là nói không với tham nhũng và kiên quyết chống tham nhũng. + Chính là phải có thái độ rõ ràng trước cái đúng và sai

Hai là, xây dựng tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ (xây dựng chương trình, kế hoạch, khoa học, ngăn nắp, nền nếp). Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định, không được để tồn đọng, công việc; làm việc phải bảo đảm thời gian theo quy định, không được lấy thời gian làm việc công để làm việc tư; phối hợp làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan phải sắp xếp thời gian khoa học, nhanh gọn nhưng hiệu quả.

Ba là, Đối với bản thân, khi thiếu sót, khuyết điểm thì phải tự giác nhận trách nhiệm cá nhân, xác định rõ nguyên nhân do đâu mà mắc phải để có biện pháp sửa chữa, khắc phục, phấn đấu vươn lên; không tranh công, đổ lỗi cho khách quan, cho người khác (sếp đổ lỗi nhân viên, nhân viên đổ lỗi sếp). Từ đó chủ động nhận khuyết điểm, hình thức, mức độ xử lý đối với mình, không phải để tập thể, cơ quan, đơn vị, đồng chí, đồng nghiệp phê bình, nhắc nhở, yêu cầu trong các cuộc họp mới nhận khuyết điểm, mới sửa chữa, khắc phục. Chủ động xin từ chức, thôi chức,

miễm nhiệm, đề nghị tổ chức bố trí công tác khác cho phù hợp nếu gây ra sai phạm lớn (nhưng vẫn được cơ quan, đơn vị cân nhấc không đưa ra truy tố pháp luật hình sự).

Đồng thời, đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành hoạt động thường xuyên, hành động tự giác trong Đảng, hệ thống chính trị và xã hội; tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, của mỗi cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, cơ sở; coi đây là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cách mạng cho cán bộ, Đảng viên; kiên quyết phê phán, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

3.2. Xây dựng thói quen, nề nếp tuân thủ kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính, thực hiện tốt phƣơng châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

Nguyên nhân của tình trạng CBCCVC vi phạm quy tắc ứng xử là do những hành vi này không không có chế tài hành chính đủ mạnh, chỉ khi có hành vi thuộc trách nhiệm hình sự mới được giải quyết, còn đối với những hành vi như thái độ hách dịch, lạm quyền.. mức độ khi xử lý hành chính chỉ ở kiểm điểm, cách chức…. Thậm chí, nhiều nơi, nhiều chỗ còn có hiện tượng né tránh, bao che, xử lý một cách qua loa, đại khái. Về phía người dân thì chưa mạnh dạn đấu tranh với những ứng xử chưa chuẩn mực của CBCCVC, chưa biết và phát huy hết quyền của công dân, quyền của cử tri trong việc giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực thi công vụ đối với CBCCVC. Điều này cũng có một phần hệ quả từ việc xử lý cán bộ vi phạm một cách đại khái, qua loa của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là đạo lý của công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cùng với việc chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: CBCCVC phải thực hiện một số nội dung sau, như:

Một là, chấp hành nghiêm túc các quy chế, các quy định và nội quy, kỷ luật của cơ quan;

Hai là, luôn ý thức gương mẫu trong việc thực hiện những quy định về những việc phải làm, những việc không được làm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ khi làm việc tại cơ quan, đơn vị mình;

Ba là, trong các mối quan hệ với cấp trên, với cấp dưới và với đồng nghiệp trong nội bộ cơ quan, đơn vị; trong khi tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng dân cư, nhằm bảo đảm xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.

Vì vậy, xây dựng thói quen, nề nếp tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho đội ngũ CBCCVC rất quan trọng, bởi lẽ, nó góp phần xây dựng được một Chính phủ, một Nhà nước kiến tạo. Muốn có một xã hội văn minh thì trước tiên chúng ta cần có đội ngũ những người CBCCVC văn minh, ứng xử đúng theo những chuẩn mực đạo đức công vụ đề ra. Kiên quyết xử lý và loại ra khỏi hàng ngũ những CBCCVC chậm sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.

Đối với ngay bản thân CBCCVC phải thực hiện tốt chính sách của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Lấy chất lượng cuộc sống của nhân dân và sự tiến bộ, phát triển của xã hội làm thước đo năng lực, phẩm chất, đạo đức của CBCCVC, đồng thời, phải là những người có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và trước nhân dân.

3.3. Xây dựng cơ chế quản lý, tạo điều kiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ thực hiện tốt nhiệm vụ

a.Xây dựng đội ngũ CBCCVC có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của CBCCVC

Xây dựng đội ngũ CBCCVC có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của CBCCVC. Trước hết là đổi mới trong tuyển dụng CBCCVC. Tổ chức thi tuyển hay xét tuyển phải dựa vào tiêu chí năng lực phù hợp và cạnh tranh một cách khách quan thì mới tìm và tuyển được người giỏi, có tài năng. Những đồng chí được giao trách nhiệm xét tuyển công chức phải công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp lực nào can thiệp vào kết quả tuyển dụng [26,tr.01].

Một là, đảm bảo đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo, đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) trên cơ sở năng lực thực tiễn làm việc, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ. Trong công tác đào tạo CBCCVC cần coi trọng giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng, lòng vị tha, khoan dung, tình thương yêu con người, bổn phận, lương tâm, trách nhiệm,... Đặc biệt, phải chú ý giáo dục tinh thần: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vỏ tư, trong đó giá trị cốt lõi là liêm, chính; chủ yếu tập trung giáo dục về các chuẩn mực và quy tắc luật pháp, hành vi đạo đức của người đứng đầu trong thi hành công vụ phục vụ nhân dân.

Trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cho CBCCVC cần cam kết đạo đức của công chức. Ngay khi tham gia vào nền công vụ, công chức phải cam kết bằng lời hứa danh dự hoặc tuyên thệ giữ gìn đạo đức công chức trong quá trình thực thi công vụ trước sự chứng kiến của tập thể CBCCVC tại cơ quan, đơn vị và báo chí, truyền hình, truyền thanh cho nhân dân được biết. Trước khi được bổ nhiệm, người đứng đầu phải có các cam kết về đạo đức công vụ tương tự như vậy.

Quy hoạch và tiêu chuẩn chức danh cán bộ với phương châm thực học, thực tài, chỉ cử cán bộ đi đào tạo đối với các ngành, lĩnh vực huyện đang thiếu và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không cử đi học đại

trà, dẫn đến tình trạng cơ quan, đơn vị không có người làm. Quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người ĐBDTTS.

Nên lựa chọn địa bàn khó khăn, phức tạp để luân chuyển cán bộ, đào tạo cán bộ trước khi luân chuyển đảm nhiệm chức danh chủ chốt. Lãnh đạo làm công tác phục vụ Nhà nước mà không biết tình hình cơ sở, không sâu sát nhân dân sẽ không chỉ đạo hiệu quả. Coi luân chuyển cán bộ có lộ trình, kế hoạch, các xã, thị trấn coi việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ luân chuyển là căn cứ đánh giá cán bộ có hoàn thành nhiệm vụ được giao không?.

Hai là, xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác đào tạo bồi dưỡng

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao được chú trọng. CBCCVC phường tham gia các lớp cao học cũng như các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do ban, ngành, đoàn thể thành phố tổ chức, các lớp tập huấn về cải cách hành chính, kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Từ đó, kỹ năng và nghiệp vụ đội ngũ CBCCVC làm việc tại bộ phận một cửa được nâng lên, từng bước nắm chắc quy trình giải quyết các thủ tục hành chính.

Sử dụng CBCCVC hợp lý, hiệu quả. Từng bước triển khai mỗi vị trí công việc phải có mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện công việc. Đổi mới công tác đánh giá CBCC hướng tới đánh giá dựa trên kết quả thực thi công vụ. Xác định vai trò của người đứng đầu, chú trọng vai trò của người thủ trưởng trong phân công, sử dụng, đánh giá và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của CBCCVC.

Chú trọng, công tác thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về lý luận chính trị, kỹ năng quản lý, giao tiếp cho cán bộ lãnh đạo quản lý, khuyến khích cán bộ tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn công tác. Rà soát chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có của huyện để hàng năm có kế hoạch đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong nguồn quy hoạch, cán bộ trẻ đưa về xã để rèn luyện, thử thách, học tập qua thực tiễn nhằm tạo nguồn cán bộ cho những nhiệm kỳ sau của huyện.

b. Chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với CBCCVC

Chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với CBCCVC là: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)