Nội dung quy định trong một số văn bản pháp luật khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Nội dung quy định trong một số văn bản pháp luật khác

1.4.2.1. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005

Đối với nội dung đạo đức công vụ được quy định trong Luật PCTN 2005 và một số điều sửa đổi tại Luật PCTN 2012 liên quan mật thiết đến quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác của CBCCVC và một một số nội dung quy định khác [31], trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực quy định.

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đối với những nội dung trong Luật PCTN 2005 là thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Điều 42 quy định quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề. Đây là cơ sở đầu tiên để người dân đánh giá tính ưu việt của chế độ, sự tận tâm của CBCCVC, là tiêu chí đầu tiên để người dân đánh giá phẩm chất, năng lực “công bộc của dân”.

Có thể thấy, một trong những nguyên nhân vi phạm chuẩn mực về đạo đức công vụ do những chân giá trị bị tác động với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã có những hành vi phạm pháp, không giữ được đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính”. Ngay trong khái niệm về tham nhũng trong Luật PCTN cũng đã khái quát được nội dung nguyên tắc đạo đức công vụ hiện nay muốn quy định, cụ thể Khoản 2 Điều 1 Luật PCTN 2005

quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Việc cá nhân, tổ chức bắt đầu có mâu thuẫn lợi ích khi thực hiện công vụ để vụ lợi được hiểu không chỉ là vụ lợi cho cá nhân mình mà còn có thể là vụ lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình hoặc tổ chức, cá nhân khác. Lợi ích được hướng tới ở đây không chỉ là lợi ích về vật chất (vật chất là yếu tố để pháp luật đánh giá mức độ vi phạm pháp luật hình sự và pháp luật hành chính) mà có thể là cả lợi ích về tinh thần (tinh thần này chính là yếu đố để đánh giá đạo đức công vụ).

Vì vậy, Luật PCTN mang vai trò quan trọng trong việc điều hòa các lợi ích xuất hiện trên, cũng như điều chỉnh lại quy tắc ứng xử của CBCCVC để ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra tham nhũng và tăng cường tính liêm chính, bảo đảm sự công tâm của CBCCVC trong hoạt động công vụ, trong đó, có những điều cấm mà CBCCVC không được làm những việc sau đây:

- Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;

- Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

- Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

- Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước;

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp;

- CBCCVC là thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đối với Luật PCTN là thực hiện chuyển đổi vị trí công tác CBCCVC

Vì công tác chuyển đổi vị trí công tác nhằm ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, đảm bảo sự ổn định của quản lý và tính chất chuyên sâu của công việc. Khoản 1, Điều 43, Luật PCTN năm 2005 đã quy định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi CBCCVC làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng (ở đây nên hiểu rõ chuyển đổi vị trí công tác khác luân chuyển cán bộ: Luân chuyển cán bộ là chính sách của Đảng trong công tác cán bộ nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo để họ có điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết và đủ năng lực thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của người lãnh đạo, quản lý).

Thứ ba, thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ là thực hiện nghiêm quy định về tặng quà và nhận quà tặng của CBCCVC

Căn cứ Điều 40, Luật PCTN việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; CBCCVC không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.

Để cụ thể hơn, ngày 10/5/2007, Chính phủ ban hành Quyết định ban hành Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Đối với quy chế trên, việc thực hiện báo cáo và nộp lại quà tặng cần thực hiện thế nào để hiệu quả vẫn đang là khó khăn lớn trong thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ :

Ví dụ: Cơ quan, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định, vậy thế nào là quà tặng không đúng quy định?; CBCCVC khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp và nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng, nếu nộp chậm thì phải giải trình rõ lý do.

Trên báo cáo phải thể hiện rõ giá trị của quà tặng; thời gian, địa điểm và hoàn cảnh cụ thể khi nhận quà tặng; tên, chức vụ, cơ quan, địa chỉ của người tặng quà; mục đích của việc tặng quà (nếu biết). Cái này chính là khó khăn lớn nhất khi thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, một phần chính là tâm lý, văn hóa người Việt nói riêng, điều kiện sống nói chung.

Thứ tư, trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch một số lĩnh vực

Theo từ năm 2012, sau khi Luật PCTN ban hành sửa đổi bổ sung một số điều, trong đó chủ yếu là quy định về trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch một số lĩnh vực. Việc pháp luật nước ta coi “Trách nhiệm giải trình” và vấn đề

công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị góp phần thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức CBCCVC hiện nay phải có.

1.4.2.2. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Luật THTK, CLP quy định rõ các điều khoản về THTK, CLP trong các lĩnh vực [32]. Đây là vấn đề cốt lõi trong việc đổi mới cơ chế tổ chức điều hành để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh những quy định về quản lý, sử dụng hiệu quả tiết kiệm, Luật cũng có quy định rất mới liên quan đến chế tài xử phạt đối tượng có hành vi lãng phí nhằm tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước và xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát hiện cũng như cung cấp kịp thời thông tin về lãng phí; quy định trách nhiệm của người phát hiện lãng phí về tính trung thực của các thông tin; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có lãng phí trong việc xem xét xử lý, khắc phục kịp thời và thực hiện việc giải trình về việc để xảy ra lãng phí

1.4.2.3. Luật tiếp công dân

Luật tiếp công dân quy định rõ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được. Tiếp công dân là để hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân [33].

Bảng 1.5 Nội dung về đạo đức công vụ quy định tại Luật tiếp công dân

Điều khoản quy định

Nội dung điều chỉnh Điều 6: Luật Tiếp

công dân quy định các hành vi bị nghiêm cấm

Nhóm hành vi liên quan đến chuẩn mực đạo đức

- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố

cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;

- Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân;

Nhóm hành vi liên quan đến nghĩa vụ

- Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng;

- Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;

- Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ;

- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân;

- Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.

Điều 8: Quy định

trách nhiệm của người tiếp công dân

- Bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định;

- Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày;

- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;

- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển, đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.

Khoản 1, Điều 34: Quy định tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân

- Phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

- Am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

1.4.2.4. Một số quy định, quy chế, đạo luật khác

Cụ thể hóa những những quy định về đạo đức công vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước, quy định hành vi trong giao tiếp và ứng xử của CBCC.

Căn cứ văn bản của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 17/10/2016 về đẩy mạnh cải cách hành chính gắn liền ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung rà soát, loại bỏ thủ tục hành chính phiền hà, không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 12/4/2017 về việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của CBCCVC trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 21/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk, về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc đối với CBCCVC và người lao động trên địa bàn tỉnh, với mục đích: “Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước...”. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCC trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Bên cạnh đó, quy định hành vi bị cấm là: “không uống rượu, bia từ 6h30 đến 17h00 trong các ngày làm việc, ngày trực. Các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên khi tổ chức liên hoan, chiêu đãi, tiếp khách, hội thảo, sơ kết, tổng kết,… vào buổi trưa không được sử dụng rượu, bia.”. Đồng thời, căn cứ xử lý nếu vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng và Luật CBCC Việt Nam.

Tiểu kết Chƣơng 1

Với vai trò quan trọng là thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Pháp lý hóa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của CBCCVC; Ghi nhận, bảo vệ các giá trị đạo đức xã hội nói chung, các chuẩn mực giá trị đạo đức công vụ nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)