7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Huyện Ea H'Leo thành lập theo Quyết định số 110-CP, ngày 03-4-1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).Nằm ở phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 82 km theo hướng Quốc lộ 14 đi Gia Lai, tổng diện tích là 133.512 ha với 12 đơn vị hành chính bao gồm 11 xã và thị trấn Ea Drăng (xã Ea Hiao, Ea Sol, Ea H’Leo, Cư Mốt, Ea Nam, Ea Tir, Ea Ral, Ea Khal, Dliê Yang, Ea Sol, Ea Hiao).
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ea H’Leo, Tỉnh Đăk Lăk “Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện”
Điều kiện tự nhiên của huyện ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật, phổ biến pháp luật và công tác thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ trên địa bàn
huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, đòi hỏi nhu cầu cuộc sống, kinh tế của huyện phát triển khá cao. Nhưng đây cũng là vấn đề mà CBCCVC cả nước nói chung và huyện nói riêng về thu nhập đời sống để chi trả cho nhu cầu phát triển của xã hội.
Huyện Ea H’Leo có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 9-10%/năm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên [6]. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện với các tuyến đường liên huyện tuy được mở rộng (tuyến đường Ea H’Leo – Krông Năng; Ea H’Leo – Cư M’gar; Ea H’Leo – Ea Sup), thì các tuyến đường liên xã vẫn đang được tiến hành xây dựng, nhiều tuyến đường liên xã vào các buôn ĐBDTTS rất khó khăn. Dân số toàn huyện khoảng hơn 138.000 người, trong đó ĐBDTTS khoảng 55.300 khẩu (chiếm 40,61%); có 25 dân tộc trong cộng đồng Dân tộc Việt Nam sinh sống, với 24 dân tộc thiểu số đó là: Ja Rai, Ê Đê, Ba Na, Tày, Nùng, Thái, Dao, Mường, H’Mông, Xơ Đăng, Sán Dìu, Chăm, HRê, Mơ Nông,Vân Kiều, Thổ, Chức, Giẻ Triêng, Mạ, Sán Chay, La chí, Lào, Hoa, Khơ Me.
Nhưng nhìn chung, mặt thuận lợi của huyện đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS có nhiều chuyển biến tích cực: đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện; trình độ dân trí từng bước đựơc nâng lên; hệ thống truyền thanh - truyền hình đã được phủ sóng hầu hết các vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS.
Nhưng bên cạnh những thuận lợi, kinh tế - xã hội huyện vẫn gặp không ít khó khăn, yêu cầu một nỗ lực lớn từ chính quyền, địa phương và đội ngũ CBCCVC huyện. Để CBCCVC huyện thực hiện tốt được nhiệm vụ được giao, điều kiện cần đầu tiên là nhu cầu cuộc sống phải đáp ứng đầy đủ, trong khi thực trạng hiện nay, cán bộ công chức Việt Nam đang gặp phải trong môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường phát triển là lương thấp. Tình hình lương CBCCVC hiện nay giống như “chiếc áo lâu ngày đang bục dần” [44,tr.01], “Lương công chức hiện nay không phản ánh đúng giá trị sức lao động”. Do vậy, các giá trị xã hội của công chức bị giảm sút, làm cho hiệu lực thực thi công vụ thấp, dễ bị tổn thương và là mảnh đất để tình trạng quan liêu, tham nhũng có cơ hội phát triển. Điều này ảnh
hưởng rất nhiều đến việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ của CBCCVC huyện.