Đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 94 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.5. Đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí

a. Phòng, chống quan liêu

Mỗi CBCCVC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp phải quán triệt sâu sắc, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của CBCCVC là “công bộc của nhân dân”, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, mệnh lệnh hành chính, xa rời quần chúng và thực tế công việc; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống biểu hiện thờ ơ, vô cảm khi tiếp xúc, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân và trước khó khăn của nhân dân. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát, tạo chuyển biến rõ nét về tác phong, thái độ của đội ngũ CBCCVC trong thực thi công vụ, nhất là trên

các lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, cụ thể:

Một là, giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa.

Hai là, chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vì quan liêu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Thực hiện xử phạt nghiêm minh với những hành vi quan liêu, tắc trách gây hậu quả nghiêm trọng sẽ góp phần răn đe, chấn chỉnh kỷ cương, trật tự trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

b. Phòng chống hành vi tiêu cực tham nhũng

Một là, tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống hành vi tiêu cực tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của CBCCVC trong việc phòng, chống hành vi vi phạm đạo đức công vụ tham nhũng.

Hai là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện và giải quyết tốt đơn thư tố cáo của công dân; củng cố đội ngũ CBCCVC cấp cơ sở liêm chính, có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; kiểm tra giám sát, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi và chú trọng công tác tự kiểm tra việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ quản lý và các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cựctham nhũng để ngăn chặn và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong công tác quản lý.

Ba là, rà soát, bổ sung chương trình, kế hoạch PCTN theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, nhất là thực hiện công khai minh bạch một số lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như: Công khai công tác xét tuyển, thi tuyển công chức, viên chức; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý thu chi tài chính, tài sản, ngân sách, đền bù giải toả, chọn thầu, đấu thầu, đấu giá trong quyền sử dụng đất, mua sắm tài sản công,… nhằm hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức trong thực thi công vụ. Đồng thời, thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và

chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức theo quy định của Đảng và quy định của Nhà nước.

Bốn là, rà soát kê khai tài sản, thu nhập của CBCCVC có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại Nghị định số 78 của Chính phủ và Thông tư số 08 của Thanh tra Chính phủ; thống nhất quản lý, xác minh, khai thác sử dụng khi có yêu cầu theo phân cấp quản lý cán bộ.

c. Phòng, chống lãng phí

Một là, tập trung đấu tranh, chống bệnh hình thức, phô trương, lãng phí trong mọi hoạt động công vụ; kiên quyết xoá bỏ các biểu hiện chạy theo thành tích, không quan tâm đầy đủ, toàn diện đến hiệu lực, hiệu quả và tác động của các chính sách quản lý, điều hành của Nhà nước; đặc biệt chống các biểu hiện của bệnh hình thức, tuỳ tiện trong thực thi pháp luật, xử lý vi phạm, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức các phong trào thi đua, các ngày kỷ niệm, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi nước ngoài.

Hai là, mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi CBCCVC, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần thay đổi nhận thức, có thái độ nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá đúng thực tế, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chống lãng phí, tiết kiệm; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)