Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ

Những quy định pháp luật về đạo đức công vụ đã được quy định trong Hiến pháp 2013, Luật CBCCVC năm 2008, Luật PCTN, Luật THTK, CLP… Tuy vậy, những quy định trong các văn bản còn thiên về tính định hướng và chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh về đạo đức nghề nghiệp của CBCCVC khi thi hành công vụ. Đặc biệt, tính chế tài và mức độ pháp điển hóa chưa cao.

Trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta nói chung, huyện Ea H’Leo nói riêng, việc đẩy mạnh cải cách hành chính, giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định là: “Xây dựng đội ngũ CBCCVC có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Chương trình tổng thể cải cách hành chính đã đưa ra mức chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước đạt mức 80% vào năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu đó, hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ là một quá trình đòi hỏi có những bước đi thích hợp gắn với chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020, đồng thời phù hợp với định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó xác định rõ: “Ban hành Luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại CBCCVC và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCCVC”.

Quan tâm, đầu tư xây dựng, ban hành bộ tài liệu, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho CBCCVC về đạo đức công vụ. Ví dụ các nội dung để đào tạo bồi dưỡng

CBCCVC về đạo đức công vụ có thể chia thành các lớp: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý; Đào tạo lý luận chính trị; Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành; Đào tạo lớp giao tiếp ứng xử…

Đối với khu vực thực hiện pháp luật đạo đức công vụ là miền núi, vùng sâu, vùng xa có ĐBDTTS chiếm phần lớn, việc xây dựng quy định pháp luật về đạo đức phải phù hợp với CBCCVC là ĐBDTTS, ĐBDTTS tại chỗ nhằm mục đích: Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về thực hiện pháp luật đạo đức công vụ; Xây dựng niềm tin của CBCCVC ngay từ khâu tuyển dụng, khâu quy hoạch, bố trí sử dụng và bổ nhiệm đối với CBCCV là người ĐBDTTS. Trong đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ người DTTS cần kiên trì, không cứng nhắc, cầu toàn; Đề cao và phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong ĐBDTTS. Xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước của xã, bản, buôn để xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh phù hợp với từng địa phương, cơ sở CBCCVC đang công tác.

Để làm được những yêu cầu trên, công tác xây dựng quy định pháp luật về đạo đức với CBCCVC là ĐBDTTS, ĐBDTTS tại chỗ cần thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ dân vận cho CBCCVC là ĐBDTTS. Đồng thời khi thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ phải "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân". Có chính sách, chế độ đặc thù đối với CBCCVC là ĐBDTTS ở vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện ea hleo tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)