Bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI

1.2.2. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm đƣợc áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện thể chế hóa bằng Luật Bảo hiểm y tế, hƣớng tới mục tiêu bảo hiểm toàn dân, các đối tƣợng quy định trong Luật này đều phải tham gia bảo hiểm y tế.

a. Bản chất của bảo hiểm y tế

- Bảo hiểm y tế là sự chia sẻ rủi ro giữa ngƣời khỏe mạnh với ngƣời ốm đau, giữa ngƣời trẻ và ngƣời già, giữa ngƣời có thu nhập cao với ngƣời có thu nhập thấp.

- Bảo hiểm y tế huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những ngƣời tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phi khám chữa bệnh cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi ốm đau.

- Bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời nâng cao chất lƣợng cuộc sống và thực hiện công bằng xã hội trong khám chữa bệnh.

b.Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế

BHYT hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc sau:

- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những ngƣời tham gia BHYT.

- Mức đóng BHYT đƣợc xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lƣơng, tiền công, tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp hoặc mức lƣơng tối thiểu của khu

vực hành chính.

- Mức hƣởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tƣợng trong phạm vi quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT.

- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và ngƣời tham gia BHYT cùng chi trả.

- Quỹ BHYT đƣợc quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ.

c. Nội dung của bảo hiểm y tế

- Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế quy định có

25 nhóm đối tƣợng tham gia, và gồm 5 nhóm mức đóng đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Nhóm thứ nhất: do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng.

+ Nhóm thứ hai: do quỹ bảo hiểm xã hội đóng.

+ Nhóm thứ ba: do ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo.

+ Nhóm thứ tư: Cá nhân tự đóng và ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ.

+ Nhóm thứ năm: Cá nhân tự đóng

- Phương thức bảo hiểm y tế

+ BHYT ở Việt Nam đƣợc thực hiện theo phƣơng thức BHYT thông thƣờng, chi phí khám chữa bệnh (KCB) cho ngƣời có thẻ BHYT bắt buộc đƣợc thanh toán theo mức: 80% chi phí KCB sẽ do Quỹ BHYT chi trả còn 20% ngƣời bệnh tự trả cho cơ sở KCB.

+ Đối tƣợng thuộc diện ƣu đãi xã hội qui định tại Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thƣơng bệnh binh …đƣợc quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB. Nếu số tiền mà ngƣời bệnh tự trả 20% chi phí KCB trong năm đã vƣợt quá 6 tháng lƣơng tối thiểu thì các chi phí KCB tiếp theo trong năm sẽ đƣợc quỹ BHYT thanh toán toàn bộ.

+ Đối với ngƣời tham gia BHYT tự nguyện thì mức hƣởng sẽ do Liên Bộ Y tế – Tài chính qui định áp dụng cho từng địa phƣơng sau khi có sự thoả thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

- Nguồn hình thành quỹ BHYT

Qũy bảo hiểm y tế đƣợc quản lý tập trung, thống nhất trong toàn bộ hệ thống BHYT Việt Nam, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nƣớc và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ.

Qũy bảo hiểm y tế đƣợc hình thành từ các nguồn sau: + Thu từ các đối tƣợng tham gia BHYT theo quy định + Các khoản viện trợ từ các tổ chức Quốc tế

+ Các khoản viện trợ từ các tổ chức từ thiện trong và ngoài nƣớc + Ngân sách Nhà nƣớc cấp

+ Lãi do hoạt động đầu từ + Các khoản thu khác

Qũy BHYT tự nguyện đƣợc hoạch toán và quản lý độc lập với quỹ BHYT bắt buộc nhằm phục vụ cho công tác triển khai BHYT tự nguyện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)