Hoàn thiện công tác cứu trợ xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.3. Hoàn thiện công tác cứu trợ xã hội

a. Mở rộng đối tƣợng đƣợc nhận cứu trợ xã hội

- Huyện Hòa Vang là địa phƣơng có số ngƣời nhận cứu trợ xã hội khá lớn của thành phố Đà Nẵng, tính trong năm 2014 đã có hơn 4.645 ngƣời đƣợc nhận cứu trợ. Và trên thực tế, hàng năm số ngƣời thuộc đối tƣợng cứu trợ không ngừng tăng lên, do đây là địa phƣơng thƣờng gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của thiên tai, bão lũ. Chính vì vậy, việc rà soát mở rộng đối tƣợng nhận cứu trợ xã hội trên địa bàn là cần thiết nhằm đảm bảo đời sống của ngƣời dân. Để hƣớng đến việc không bỏ sót đối tƣợng và làm tốt công tác cứu trợ xã hội thì huyện cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Mở rộng đối tƣợng hƣởng CTXH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong đối tƣợng hƣởng CTXH thƣờng xuyên có thể áp dụng cho cả những hộ gia đình có thu nhập dƣới mức chuẩn nghèo do Chính phủ công bố từng thời kỳ hay những hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dƣỡng ngƣời cao tuổi cô đơn không nơi nƣơng tựa...; trong đối tƣợng hƣởng CTXH đột xuất có thể mở rộng cho cả những cá nhân gặp khó khăn đột xuất mà không phải do nguyên nhân khách quan, nhƣ: nạn nhân của bạo lựa gia đình, nạn nhân của việc buôn bán phụ nữ, trẻ em...

+ Cần thống nhất trong việc quy định chế độ áp dụng cho 3 nhóm đối tƣợng sau trong chế độ CTXH thƣờng xuyên, đó là: Gia đình, cá nhân nhận nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; Hộ gia đình có từ 02 ngƣời trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ hoặc có từ 02 ngƣời mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã đƣợc cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhƣng chƣa thuyên giảm; Ngƣời đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dƣới 16 tuổi; trƣờng hợp con đang đi học văn hoá, học nghề đƣợc áp dụng đến dƣới 18 tuổi

+ Đối với điều kiện hƣởng CTXH thƣờng xuyên của nhóm trẻ em mồ côi và các đối tƣợng tƣơng tự cần điều chỉnh lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP để bảo đảm sự thống nhất giữa việc xác định đối tƣợng trẻ em đƣợc hƣởng CTXH với việc xác định độ tuổi của ngƣời lao động.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác cứu trợ xã hội, trong đó nên nghiên cứu và đƣa vào áp dụng rộng rãi hơn mô hình “chăm sóc thay thế” (các cá nhân, hộ gia đình có điều kiện tự nguyện nhận chăm sóc các đối tƣợng CTXH). Việc mở rộng mô hình này một mặt thể hiện đƣợc truyền thống tốt đẹp của ngƣời dân Việt Nam – lá lành đùm là rách, mặt khác giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc.

+ Cần nhân rộng mô hình “nhà xã hội” và khuyến khích phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội của tƣ nhân để khắc phục hiện tƣợng quá tải của các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nƣớc. Trong đó cần tranh thủ sự tham gia trực tiếp hoặc cộng tác của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và khi cần thiết nên có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nƣớc, để tạo động lực cho các tổ chức này tham gia cùng Nhà nƣớc trong hoạt động cứu trợ.

- Vẫn tiếp tục duy trì kinh phí thực hiện CTXH từ hai nguồn nhƣ hiện nay: ngân sách nhà nƣớc và sự đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội. Song:

+ Cần điều tiết kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho công tác CTXH một cách hợp lý hơn để tháo gỡ khó khăn cho những địa phƣơng nguồn thu ít và các địa phƣơng thƣờng xảy ra thiên tai, dịch bệnh, đồng thời bảo đảm công bằng trong việc tiếp cận chính sách xã hội của ngƣời dân trong tất cả các địa phƣơng.

+ Thành lập quỹ CTXH thống nhất để có thể tập trung, khuyến khích các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và có điều kiện để có thể tổ chức thực hiện thống nhất, bảo đảm cho quỹ này đƣợc chi đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất.

+ Nghiên cứu nâng mức trợ cấp CTXH thƣờng xuyên để các đối tƣợng hƣởng có thể tiếp cận đƣợc mức sống tối thiểu một cách chắc chắn, thay vì phải thụ động trông chờ vào sự giúp đỡ hảo tâm của cộng đồng xã hội nhƣ hiện nay.

c. Quản lí công tác chi cứu trợ xã hội:

- Công tác chi cứu trợ phải đƣợc thực hiện công khai, minh bạch. Thƣờng xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra để tránh tình trạng chi trả không đúng đối tƣợng

- Khuyến khích phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội của tƣ nhân để khắc phục hiện tƣợng quá tải của các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nƣớc. Trong đó cần tranh thủ sự tham gia trực tiếp hoặc cộng tác của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và khi cần thiết nên có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nƣớc.

- Cần phát triển mạng lƣới nhân viên xã hội nhằm tham vấn, giúp các đối tƣợng tiếp cận với chính sách CTXH. Đặc biệt, thƣờng xuyên điều chuyển cán bộ về các xã miền núi, vùng xâu trên địa bàn để nắm rõ tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)