CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động ƣu đãi xã hội
a. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền pháp luật về ƣu đãi xã hội
- Ƣu đãi xã hội là sự ghi nhận và tri ân những cá nhân hay tập thể đã có công đã có những cống hiến đặc biệt cho Đất nƣớc, nhằm đảm bảo công bằng xã
hội, nâng cao giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, giáo dục truyền thống cho thế hệ tƣơng lai. Chính vì vậy, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân cũng nhƣ cán bộ trong lĩnh vực ƣu đãi xã hội là rất cần thiết, để làm tốt công tác tuyên truyền cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau:
+ Tuyên truyền, hƣớng dẫn và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng. Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho các đối tƣợng theo quy định.
+ Thực hiện vận động thu, quản lý, sử dụng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” thuộc trách nhiệm Uỷ ban nhân dân cấp huyện và huy động các nguồn lực khác để làm mới, nâng cấp, sửa chữa nhà tình nghĩa; Nghĩa trang, Đài tƣởng niệm và Nhà bia ghi tên liệt sỹ.
+ Chỉ đạo các ngành, Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ ngƣời có công với cách mạng.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách và pháp luật ƣu đãi xã hội cho các xã thuộc vùng xâu vùng xã của huyện, và đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, trả lời đơn thƣ về chế độ chính sách ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn quản lý, tạo niềm tin cho ngƣời dân đối với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này.
+ Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách và phƣơng thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ƣu đãi xã hội đảm bảo ngƣời có công và các đối tƣợng thụ hƣởng khác ổn định cuộc sống.Rà soát và bổ sung kịp thời những đối tƣợng thuộc diện ƣu đãi.
+ Thƣờng xuyên tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của cán bộ và ngƣời dân về chính sách ƣu đãi xã hội, cũng nhƣ nêu cao truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b. Đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ trong hoạt động ƣu đãi xã hội
- Thời gian qua, chính quyền huyện Hòa Vang cùng với thành phố Đà Nẵng đã không ngừng quan tâm cải cách, đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách tiền lƣơng, điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu nhiều lần cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực ƣu đãi xã hội, nhằm góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công chức trong lĩnh vực này, thúc đẩy cán bộ lao động sáng tạo, hăng say trong công việc. Tuy nhiên, bên cạnh một số những ƣu điểm mang tính giải pháp tạm thời, chính sách tiền lƣơng thời gian qua cũng đã bộc lộ những hạn chế cần sớm đƣợc khắc phục. Việc cải cách chính sách tiền lƣơng phải đạt đến cái đích là: đảm bảo cho cán bộ, công chức sống đƣợc bằng tiền lƣơng ở mức trung bình khá trong xã hội. Muốn vậy, trong thời gian đến huyện Hòa Vang cần đẩy mạnh hơn nữa những chính sách hỗ trợ cải thiện tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức trong lĩnh vực ƣu đãi xã hội, cụ thể nhƣ sau:
+ Xây dựng hệ thống công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, tiến kịp trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phải thiết kế một cách khoa học về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các phòng ban trong lĩnh vực ƣu đãi xã hội, sao cho gọn nhẹ; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động công vụ. Cần xác định rõ nhiệm vụ của từng chức danh trong bộ máy, từ ngƣời quản lý đến các chuyên viên; có cơ sở để đánh giá năng lực, trình độ và xác định tiền lƣơng của mỗi công chức.
+ Xác định rõ những vị trí việc làm cụ thể, hạn mức biên chế của từng cơ quan, đơn vị; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức sao cho phù hợp với thực tế yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tinh giảm biên chế về số lƣợng nhƣng phải đồng thời chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức (vừa cắt
giảm, vừa thay thế, vừa phải bồi dƣỡng thƣờng xuyên), tuyển dụng công chức hoạt động trong lĩnh vực ƣu đãi xã hội có đủ năng lực xứng đáng vào làm việc. Đây cũng là biện pháp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc, hoàn thiện chƣơng trình cải cách chính sách tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức trong lĩnh vực này.
+ Tăng cƣờng công tác tham mƣu, công tác kiểm tra, công tác phối hợp giữa các ngành trong việc kiểm tra, rà soát để không bỏ sót đối tƣợng trong diện thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi xã hội. Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ trong hoạt động ƣu đãi xã hội, đồng thời thực hiện luân chuyển cán bộ từ cấp huyện về cấp xã.