Đặc điểm về điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 48 - 53)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội

a. Dân cƣ

- Quy mô dân số và mật độ dân số:

+ Dân số trung bình toàn huyện giai đoạn 2011 – 2014 liên tục tăng, năm 2011 dân số trung bình toàn huyện là 120.806 ngƣời, năm 2014 là 126.215 ngƣời, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 2.2 sau:

Bảng 2.2. Tình hình dân số huyện Hoà Vang qua các năm

ĐVT: người

Xã Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Hòa Bắc 3.861 3.953 4.016 4.045 2. Hòa Liên 12.838 13.169 13.466 13.625 3. Hòa Ninh 4.843 4.970 5.131 5.237 4. Hòa Sơn 12.523 12.827 13.039 13.137 5. Hòa Nhơn 14.067 14.423 14.698 14.831 6. Hòa Phú 4.394 4.489 4.539 4.561 7. Hòa Phong 15.108 15.500 15.826 15.989 8. Hòa Châu 13.226 13.102 13.002 1.229 9. Hòa Tiến 16.145 16.587 16.978 17.172 10. Hoà Phƣớc 12.382 12.233 12.149 12.405 11. Hòa Khƣơng 11.420 11.690 11.885 11.984 Toàn huyện 120.806 122.945 124.729 126.215

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2014)

+ Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, dân số bình quân của huyện giai đoạn 2011 – 2014 liên tục tăng, đặc biệt là tại các xã miền núi Hòa Liên, Hòa Bắc Hòa Ninh. Đơn cử nhƣ xã Hòa Liên năm 2011 dân số trên địa bàn là 12.838 ngƣời, đến năm 2014 là 13.625 ngƣời, tăng 787 ngƣời, tƣơng ứng 6,13%. Có sự gia tăng nhƣ vậy là do nhận thức về dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các

xã miền núi này chƣa cao, đồng thời công tác tuyên truyền về kế hoạch hóa của huyện đến các xã miền núi chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong đợi.

+ Với sự gia tăng về dân số nhƣ vậy sẽ giúp huyện Hòa Vang có đủ nguồn lực cho phát triển kinh tế trong tƣơng lai, nhƣng đồng thời sẽ vấp phải nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo ASXH trên địa bàn. Đặc biệt là tại các xã miền núi, dân số tăng nhanh nhƣng giáo dục, y tế, và cơ sở hạ tầng tại các địa phƣơng này phát triển không tƣơng xứng gây sức ép lớn đến phát triển kinh tế và ASXH của toàn huyện, và làm cho chênh lệch về đời sống giữa vùng đồng bằng và miền núi của huyện ngày càng tăng lên.

+ Mật độ dân số: dân cƣ trên địa bàn phân bố không đồng đều, thƣờng tập trung dọc các tuyến đƣờng chính và vùng đồng bằng; Mật độ dân số tăng dần qua các năm, năm 2011 là 165 ngƣời/km2 , 2012 là 167 ngƣời/km2, 2013 là 170 ngƣời/km2

, 2014 là 172 ngƣời/km2.

- Tốc độ tăng dân số: tốc độ tăng dân số trên địa bàn huyện khá lớn, từ

năm 2012 đến năm 2014 dân số vẫn tiếp tục tăng nhƣng tốc độ tăng đã giảm hơn so với năm 2011, điều này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 2.3 sau:

Bảng 2.3. Tốc độ tăng dân số của huyện Hòa Vang qua các năm

ĐVT: % Năm 2011 2012 2013 2014 Toàn huyện 3,75 1,34 1,45 1,19 1. Hòa Bắc 2,68 1,13 1,59 0,72 2. Hòa liên 3,07 1,77 2,25 1,18 3. Hòa Ninh 3,36 2,22 3,24 2,08 4. Hòa Sơn 3,50 1,96 1,65 0,75 5. Hòa Nhơn 3,41 1,92 1,91 0,91 6. Hòa Phú 2,81 1,45 1,09 0,47 7. Hòa Phong 4,31 2,09 2,10 1,03

8. Hòa Châu 4,18 -0,98 -0,76 1,74

9. Hòa Tiến 4,58 2,71 2,36 1,14

10. Hoà Phƣớc 3,82 -1,51 -0,69 2,11

11. Hòa Khƣơng 3,59 1,91 1,67 0,83

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2014)

+ Qua bảng 2.3 cho thấy, trong giai đoạn 2011- 2014 tốc độ tăng dân số trên địa bàn huyện tuy có giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao, năm 2011 là 3,75% đến năm 2014 tốc độ tăng là 1,19%. Tốc độ tăng dân số này tuy cao nhƣng vẫn ở mức kiểm soát đƣợc và điều này đặt ra cho chính quyền huyện Hòa Vang phải phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tƣơng xứng với tốc độ gia tăng dân số nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác ASXH trên địa bàn.

b. Lao động

- Quy mô nguồn lao động: lao động trên địa bàn dồi dào và liên tục tăng

trong những năm gần đây, điều này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 2.4 sau:

Bảng 2.4. Tình hình lao động của huyện Hòa Vang thời gian qua

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014

1. Dân số trung bình Ngƣời 121.400 123.024 124.729 126.215 2. Dân số trong độ tuổi

lao động Ngƣời 73.532 75.926 77.528 78.439

3. Tỷ lệ lao động so với

DSTB % 60,57 61,72 62,16 62,16

4. Tỉ lệ thất nghiệp % 1,7 1,5 1,3 1,2

5. Tỉ lệ thiếu việc làm % 1,0 1,1 1,4 1,5

+ Qua bảng 2.4 cho thấy, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dân số toàn huyện. Nếu nhƣ năm 2011, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 73.532 ngƣời chiếm 60,57% dân số toàn huyện thì đến năm 2014 con số này đã tăng lên 62,16%. , tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao và tỉ lệ thiếu việc làm cũng tăng.

+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do thị trƣờng lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lƣợng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Cùng đó, lao động không có nghề tại địa phƣơng có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.

- Chất lƣợng nguồn lao động

Trong những năm qua nhờ vào các chƣơng trình hỗ trợ đào tạo nghề của Sở LĐTB&XH thành phố đã có nhiều lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trƣờng đƣợc mở ra, ngƣời lao động trên địa bàn huyện, đặc biệt là lao động tại các xã miền núi đã đƣợc hỗ trợ rất nhiều trong việc tham gia các lớp học. Chính vì vậy, lao động qua đào tào nghề trên địa bàn đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ có kỹ thuật tay nghề cao vẫn còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông.

- Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

+ Lao động trên địa bàn huyện trong những năm qua vẫn tập trung nhiều trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; điều này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 2.5 sau:

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện thời gian qua

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014

1. Lao động đang làm việc

trong các ngành kinh tế Ngƣời 65.356 67.042 69.384 70.96 a. Nông, lâm, thủy sản Ngƣời 29.802 25.812 25.082 21.642

b. Công nghiệp, xây dựng Ngƣời 15.947 18.168 19.663 22.374 c. Thƣơng mại, dịch vụ Ngƣời 19.607 23.062 24.639 26.944

2. Cơ cấu lao động % 100 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản % 45,6 38,5 36,2 30,5 - Công nghiệp, xây dựng % 24,4 27,1 28,3 31,5 - Thƣơng mại, dịch vụ % 30,0 34,4 35,5 38,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2014)

+ Qua bảng 2.5 cho thấy, năm 2011 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của huyện là 65.356 ngƣời, đến năm 2014 là 70.960 ngƣời, tăng lên 8,57%, chiếm 62,16% dân số của toàn huyện. Trong giai đoạn 2011 – 2014, cơ cấu lao động có xu hƣớng dịch chuyển từ ngành nông, lâm, thủy sản sang ngành thƣơng mại, dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Trong đó, lao động ngành thƣơng mại, dịch vụ liên tục tăng qua các năm, nếu năm 2011 lao động trong ngành thƣơng mại, dịch vụ là 19.607ngƣời, chiếm 30,0 % trong tổng số lao động tham gia trong các ngành kinh tế, thì đến năm 2014 tăng lên 26.944 ngƣời chiếm 38,0%; tốc độ tăng trƣởng lao động bình quân của ngành này giai đoạn 2011 – 2014 là 49,45%.

+ Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch trên là do với việc định hƣớng phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp lại nhƣờng chỗ cho quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu trung tâm thƣơng mại nên lực lƣợng tham gia vào các ngành công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ ngày càng tăng. Cùng với đó là việc cơ giới hóa trong nông nghiệp đã khiến cho nhu cầu lao động tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)