Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 57 - 63)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI HUYỆN HÒA

2.2.1. Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội

a. Công tác thu bảo hiểm xã hội

- Số ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội:

+ Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 thì số ngƣời tham gia BHXH trên địa bàn huyện liên tục tăng, nếu nhƣ trong năm 2010 toàn huyện chỉ có 3.997 ngƣời tham gia BHXH thì đến năm 2014 con số này là 5.316 ngƣời, tăng 1,33 lần so với năm 2010, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.7 nhƣ sau:

Bảng 2.7. Số ngƣời tham gia BHXH huyện Hòa Vang thời gian qua

ĐVT: người Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ PTBQ (%/năm) Tổng số toàn huyện 3.997 4.552 5.185 5.263 5.316 7,39 - Khu vực hành chính 1.956 2.230 2.540 2.565 2.574 7,1 - Khu vực sản xuất 2.023 2.322 2.645 2.698 2.742 7,9

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2014)

+ Qua bảng 2.7 có thể thấy, lao động thuộc khu vực sản xuất chiếm đa số

ngƣời tham gia BHXH và có xu hƣớng tăng qua các năm, năm 2010 là 2.023 ngƣời, chiếm 50,61% trong tổng số ngƣời tham gia BHXH. Nếu lấy năm 2010 làm mốc thì tốc độ tham gia BHXH của huyện trong 05 năm trở lại đây là 7,39%, tuy nhiên BHXH vẫn chƣa thu hút đƣợc các đối tƣợng khác trong xã hội nhƣ: tổ chức tƣ nhân, các hộ cá thể…

+ Mức độ bao phủ của BHXH trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định vẫn chƣa tham gia, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.8 nhƣ sau:

Bảng 2.8. Mức độ bao phủ bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1. Số ngƣời tham gia

BHXH Ngƣời 3.997 4.552 5.185 5.263 5.316

2. Số ngƣời trong độ

tuổi lao động Ngƣời 72.697 73.532 75.926 77.528 78.439 3. Mức độ bao phủ

(1/2) % 5,5 6,19 6,83 6,78 6,78

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu BHXH huyện)

+ Qua bảng 2.8 có thể thấy, số ngƣời trong độ tuổi lao động từ năm 2010 đến năm 2014 liên tục tăng, nhƣng độ bao phủ của BHXH vẫn còn thấp, năm 2010 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 72.687 ngƣời, số ngƣời tham gia BHXH là 3.997 ngƣời, độ bao phủ là 5,5%, đến năm 2014 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 78.439 ngƣời, số ngƣời tham gia BHXH là 5.316 ngƣời, độ bao phủ 6,78%. Nhƣ vậy, vẫn còn gần 93,22% số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định vẫn chƣa tham gia.

+ Ngoài những nguyên nhân do cơ chế quản lý chƣa chặt chẽ, còn do những bất cập nội tại trong cơ chế hoạt động của quỹ BHXH nhƣ thiếu minh bạch, thiếu công bằng

…điều này sẽ làm ảnh hƣởng lớn đến nguồn quỹ BHXH và ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời lao độ

- Mức thu bảo hiểm xã hội: Mức thu BHXH trên địa bàn huyện liên tục

tăng qua các năm, đặc biệt từ năm 2011 đến 2014 trong BHXH bắt buộc có thêm BHTN nên mức thu tăng lên đáng kể, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.9 nhƣ sau:

Bảng 2.9. Tình hình thu HBXH trên địa bàn huyện thời gian qua

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1.Tổng thu BHXH 21.137,8 27.709,3 35.549,2 46.891,2 56.899,4 - Khu vực hành Chính 10.532 15.220,1 16.901,8 22.629,7 25.942,5 - Khu vực sản xuất 10.605,8 12.489,2 18.647,4 24.261,5 30.956,9 2. Số phải thu 26.137,4 32.082.1 40.532,1 50.746,3 60.264,7 -% so với số phải thu 80,87 86,37 87,7 92,4 94,4 - Mức nộp BQ/ ngƣời 5,3 6,1 6,8 8,9 10,7

(Nguồn: BHXH huyện Hòa Vang năm 2014)

+ Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy, số tiền thu BHXH ở huyện Hòa Vang hàng năm tăng lên nhanh, năm 2010 tổng thu BHXH là 21.137,8 triệu đồng thì đến năm 2014 con số này là 56.899,4 triệu đồng, tăng gần 2,7 lần so với năm 2010. Cùng với sự gia tăng số đối tƣợng tham gia BHXH trên địa bàn và số tiền phải thu thì tình trạng nợ đọng và trốn tránh tham gia BHXH vẫn còn tồn tại và tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất, tính đến cuối năm 2014 thì số

tiền nợ BHXH trên địa bàn là 3.365,3 triệu đồng. Với mức nợ đọng khá cao nhƣ thế này sẽ gây ảnh hƣởng đến quỹ BHXH của huyện và gây ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời lao động. Trong thời gian đến huyện cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc thanh tra, xử lí các đơn vị cố tình trốn đóng BHXH cho ngƣời lao động.

+ Nhìn chung, tình hình công tác tổ chức thu BHXH tại huyện Hòa Vang đã đƣợc thực hiện khá tốt, năm 2010 % thực tế thu so với số phải thu đạt 86,37%, đến năm 2014 con số này là 94,4 %. Liên tục qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2014 % thực tế thu so với số phải thu của BHXH huyện luôn tăng, cùng với đó là mức thu bình quân đầu ngƣời trên một năm cũng tăng lên, năm 2010 là 5,3 triệu đồng/ngƣời/năm, đến năm 2014 là 10,7 triệu đồng/ngƣời/năm. Sự gia tăng của mức thu bình quân này đồng nghĩa với việc chất lƣợng thụ hƣởng BHXH sẽ tăng lên.

+ Có đƣợc những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của BHXH huyện đã không ngừng đôn đốc thu, nộp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác cải cách thủ tục hành chính, không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ ở cơ quan thực hiện chính sách BHXH, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính về BHXH. Bên cạnh đó huyện Hòa Vang còn tăng cƣờng công tác kiểm tra, công tác phối hợp giữa các ngành trong việc kiểm tra, xử lý các đơn vị, doanh nghiệp cố tình vi phạm chính sách, pháp luật về BHXH.

b.Công tác chi trả bảo hiểm xã hội

- Số ngƣời hƣởng bảo hiểm xã hội: Ngoài các đối tƣợng hƣởng BHXH theo chế độ thai sản, ốm đau, thƣơng tật, tử tuất, tai nạn và BNN thì đa số đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH là những ngƣời trong diện hƣu trí, các đối tƣợng này thƣờng xuyên biến động do tăng mới, bổ sung, tử tuất…Đối tƣợng này chiếm tỷ trọng lớn trong số các đối tƣợng hƣởng BHXH và tăng dần qua các

năm trong giai đoạn 2010 - 2014, điều này đƣợc thể qua bảng 2.10 nhƣ sau:

Bảng 2.10. Số ngƣời nhận BHXH huyện Hòa Vang qua các năm

ĐVT: người STT Chế độ 2010 2011 2012 2013 2014 1 Lƣơng hƣu trí 1.900 1.923 1.938 1.942 1.951 2 Tử tuất 67 83 72 105 96 3 Ốm đau, thƣơng tật 157 143 165 187 197 4 Thai sản 112 86 72 147 189 5 Tai nạn và BNN 46 38 52 69 87 Tổng số 2.282 2.273 2.299 2450 2.520

(Nguồn: BHXH huyện Hòa Vang năm 2014)

+ Qua bảng số liệu 2.10 cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2014 số ngƣời hƣởng BHXH ở huyện Hòa Vang không ngừng tăng lên. Năm 2010 toàn huyện có 2.282 ngƣời đƣợc thụ hƣởng BHXH, thì đến năm 2014 thì con số này là 2.520 ngƣời, tăng thêm 238 ngƣời. Trong đó đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu trí là nhóm hƣởng BHXH lớn nhất, năm 2010 số ngƣời đƣợc hƣởng trong nhóm đối tƣợng này là 1900 ngƣời, chiếm 83,26%, thì đến năm 2014

là 1.951 ngƣời chiếm 77,42% trong tổng số đƣợc hƣởng. Và tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của ngƣời hƣởng BHXH trong giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn huyện là 2,51%/ năm.

- Mức chi trả bảo hiểm xã hội: Số tiền chi trả BHXH trên địa bàn huyện liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2014, trong đó mức chi trả hƣu trí và trợ cấp hàng tháng có xu hƣớng ngày càng tăng do sự điều chỉnh lƣơng tối thiểu của Nhà nƣớc, và do có thêm BHTN trong BHXH nên từ năm 2012 mức chi trả BHXH huyện đã tăng lên đột biến, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.11 nhƣ sau:

Bảng 2.11. Tình hình chi trả BHXH huyện Hòa Vang thời gian qua ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng số Trong đó Qũy hƣu trí, tử tuất Qũy ốm đau, thai sản Qũy tai nạn LĐ, BNN Qũy BHTN 2010 24.792,3 22.655,3 1.864,99 272,01 - 2011 29.073,9 26.408,87 1.466,5 1.198,5 - 2012 44.311,4 30.611,55 3.150,98 7.824,87 2.724 2013 62.335,5 38.069,18 5.330,52 12.189,6 6.746,2 2014 71.375,9 45.108,79 3.549,61 16.666,3 6.051,2 Tổng 231.889 162.853,69 15.362,6 38.151,31 15.521,4

(Nguồn: BHXH huyện Hòa Vang năm 2014)

+ Qua bảng 2.11 có thể thấy, mức chi trả vẫn tập trung chủ yếu ở đối tƣợng hƣu trí, năm 2010 là 22.655,3 triệu đồng chiếm 91,38% tổng số tiền chi trả, đến năm 2014 là 45.108,79 triệu đồng chiếm 63,2%. Tốc độ tăng bình quân trong chi trả BHXH trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2014 là 30,26%. Khu vực tăng nhanh nhất là khu vực trợ cấp tai nạn LĐ, BNN tốc độ tăng 179,7%.

+ Nhìn chung, trong thời gian qua tình hình chi trả BHXH ở huyện Hòa Vang đạt đƣợc nhiều kết quả, BHXH huyện luôn chủ động nguồn quỹ để chi trả cho ngƣời thụ hƣởng các chế độ BHXH thƣờng xuyên theo đúng lịch trình, đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời.

- Mức độ bền vững về tài chính: Trong 05 năm từ 2010 đến năm 2014 mức chi từ BHXH huyện Hòa Vang liên tục có sự gia tăng mạnh, công tác thu BHXH huyện đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn còn nợ đọng, điều này đã làm cho quỹ BHXH của huyện luôn trong trạng thái âm, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.12 nhƣ sau:

Bảng 2.12 Thu, chi hàng năm của quỹ bảo hiểm xã hội huyện Nội dung ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1. Thu Tr.đ 21.137, 8 27.709,3 35.549,2 46.891,2 56.899,4 2. Chi Tr.đ 24.792, 3 29.073,9 44.311,4 62.335,5 71.375,9 3.Thu – chi hàng năm Tr.đ - 3.654,5 -1.364,6 -8.762,2 -15.444,3 - 14.476,5 4. Tỷ lệ chi % 117,2 104,9 124,6 132,7 125,4

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu BHXH huyện)

+ Qua bảng 2.12 cho thấy, tuy BHXH huyện đã có có nhiều cải thiện trong công tác thu chi để đảm bảo ổn định quỹ, nhƣng trong vòng 05 năm trong giai đoạn 2010 – 2014 thì quỹ BHXH huyện luôn ở trạng thái âm. Năm 2010 cân đối quỹ là -3.654,5 tỷ lệ chi là 117,2%, đến năm 2014 cân đối quỹ là -14.476,5 tỷ lệ chi là 125,4%. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nợ đọng, và trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra, tỷ lệ bao phủ của BHXH còn chƣa đạt yêu cầu, chƣa thu hút đƣợc toàn dân tham gia. Trong thời gian đến BHXH huyện Hòa Vang cần hƣớng mạnh hơn nữa đến các đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện nhằm tăng nguồn thu giúp cân đối quỹ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)