CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.4. Tăng cƣờng công tác xóa đói giảm nghèo
a. Tạo việc làm cho các lao động thuộc hộ nghèo, thuộc gia đình chính sách
- Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội huyện Hòa Vang tính đến cuối năm 2014 toàn huyện có 3.522 hộ nghèo, chiếm 10,2%. Chính quyền huyện đã dành nhiều nguồn lực để ƣu tiên xóa đói giảm nghèo, trong thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, đƣợc thể hiện qua số lƣợng hộ nghèo đã giảm qua các năm. Nhƣng đối với các xã vùng xâu, vùng xa nhƣ Hoà Phú, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Ninh thì mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn. Cho nên trong giai đoạn 2015 – 2020, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội huyện theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chính quyền huyện Hòa Vang cần chú trọng đến việc tạo công ăn việc làm cho các lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn, đặc biệt là lao động nghèo tại các xã miền núi. Để đạt đƣợc điều đó, cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Đối với các lao động thuộc hộ nghèo tại các xã miền núi thì hỗ trợ tạo việc làm thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tƣ sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn các xã nghèo.
+ Hỗ trợ sản xuất, bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã, nhất là những nơi địa hình khó khăn, hiểm trở, thƣờng xuyên chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, nhƣ xã: Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Phú.
+ Tại các xã miền núi nếu còn đất có khả năng khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp thì chính quyền huyện cần hỗ trợ kinh phí cho lao động tại chỗ đƣợc khai hoang, trồng trọt. Hỗ trợ một
lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nghèo nằm trong diện giải tỏa.
+ Tăng cƣờng, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các xã vùng xa, miền núi trên địa bàn huyện để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn. Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ cao hơn so với mức bình quân chung cho các xã khác, nhằm khuyến khích thúc đẩy tăng gia sản xuất cho các xã nghèo này.
+ Ngoài ra, huyện cũng nên chú trọng đến việc hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dƣỡng văn hóa, đào tạo định hƣớng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chi phí làm thủ tục và cho vay vốn ƣu đãi) … để lao động các hộ nghèo tham gia xuất khẩu lao động.
b. Hỗ trợ nhà ở, và ƣu đãi tín dụng cho hộ nghèo để sản xuất
Huyện Hòa Vang là một huyện có nhiều hộ nghèo của thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua với mục tiêu “ 3 có ” mà thành phố đề ra, huyện Hòa Vang đã nổ lực rất lớn trong việc hỗ trợ nhà ở và tạo việc làm cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân nghèo trên địa bàn, và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành công đáng khích lệ. Trên đà thành công đó trong những năm tới huyện cần đẩy mạnh, tập trung hơn nữa trong việc hỗ trợ các hộ nghèo, đặc biệt các hộ nghèo thuộc các xã miền núi, dân tộc thiểu số trên địa bàn có thể an cƣ lập nghiệp, thoát nghèo một cách bền vững.
- Đối với vấn đề hỗ trợ nhà ở cho ngƣời nghèo, cần thực hiện:
+ Huyện chủ trì, phối hợp với các phòng ban liên quan: Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn các xã lập đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt của xã một cách cụ thể.
+ Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại các xã kiểm tra, đôn đốc các địa phƣơng thực hiện chính sách hỗ trợ theo đúng mục tiêu và yêu cầu; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ 6 tháng một lần báo cáo với Uỷ ban nhân dân huyện.
+ Thực hiện hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nghèo thuộc diện đối tƣợng quy định; đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc; phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng. Đồng thời, chỉ đạo công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo đúng quy định.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban Giảm nghèo cấp xã hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lƣợng nhà ở theo quy định và vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở. Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban Giảm nghèo cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tƣợng này.
+ Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện: vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc, vốn vay ƣu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn huy động từ cộng đồng và tham gia đóng góp của hộ gia đình; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chƣơng trình, mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
+ Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách vay vốn đến đƣợc từng hộ nghèo; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo có nhà ở phòng, tránh bão, lụt; có biện pháp phòng ngừa việc chuyển nhƣợng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trái quy định.
- Đối với việc hỗ trợ vay vốn, ƣu đãi tín dụng cho hộ nghèo sản xuất, cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Chính quyền địa phƣơng cần phối kết hợp với ngân hàng và Ban xoá đói giảm nghèo tiếp tục củng cố hoạt động của vay vốn nhƣ: mở lớp tập huấn nghiệp vụ và tăng cƣờng tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội về chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, nghiên cƣú mở rộng các phƣơng thức cho vay nhất là đối với hộ nghèo ở nơi không có ruộng đất, điều kiện sản xuất kinh doanh, chủ yếu đi làm thuê.
+ Xây dựng quy chế phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội để làm tốt từ khâu bình bầu, xét duyệt đến giải ngân và thu hồi nợ. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khuyến nông tuyên truyền, hƣớng dẫn kỹ thuật để hƣớng dẫn hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chính sách vay vốn phù hợp với điều kiện thực tiễn cả về thủ tục, mức cho vay, thời hạn cho vay, bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng, trong việc cho vay hộ nghèo.
+ Củng cố Ban xóa đói giảm nghèo các cấp theo hƣớng gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên, đúng mục tiêu, tránh tình trạng có tổ chức chỉ mang tính hình thức.
+ Củng cố, bổ sung đội ngũ cán bộ Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo làm chuyên trách nhất là ở cấp huyện và đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đồng thời tăng cƣờng đội ngũ cán bộ làm cộng tác viên cấp xã, đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên, đạt mục tiêu tiếp cận đến 100% hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn.
+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát bằng nhiều hình thức: kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo. Mặt khác, thực hiện tốt hơn nữa công tác thông tin báo cáo và điều hành kế hoạch.
+ Phối hợp với các phòng,ban phổ biến kiến thức làm ăn (Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ...), phối hợp hoạt động cho vay với các hoạt động lồng ghép để hộ nghèo vay vốn đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn vay Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo.
+ Đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên giữa Ngân hàng và các cấp chính quyền địa phƣơng, tổ nhóm vay vốn để bình chọn, xét duyệt cho vay đúng ngƣời, đúng đối tƣợng hộ nghèo thiếu vốn sản xuất và giúp họ có điều kiện sử dụng vốn vay hiệu quả.
+ Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát trong từng đơn vị cơ sở nhằm phát hiện kịp thời các sai sót, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tiêu cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chƣơng trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo.
c. Tăng cƣờng hỗ trợ giáo dục đào tào và y tế cho các hộ nghèo
- Trong những năm qua, mặc dù nguồn ngân sách của huyện Hòa Vang còn hạn hẹp, nhƣng huyện đã luôn chú trọng đến công tác hỗ trợ giáo dục và y tế trên địa bàn, đặc biệt là cho các xã miền núi vùng xa, các hộ thuộc diện nghèo, và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả tích cực. Song, đứng trƣớc tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhƣ hiện nay, huyện cần tăng cƣờng hơn nữa các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và y tế cho ngƣời dân nghèo trên địa bàn, giúp họ theo kịp với đà phát triển chung, đồng thời giúp các hộ nghèo trên địa bàn thoát nghèo một cách bền vững thông qua giáo dục đào tạo. Để đạt đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nghèo, thì trong thời gian tới huyện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
+ Bố trí đủ giáo viên cho các xã miền núi vùng xa; hỗ trợ phƣơng tiện đi lại cho học sinh là con em đồng bảo dân tộc thiểu số điều kiện đi lại khó khăn, và xây dựng nhà ở cho giáo viên ngay tại các thôn, bản để thuận tiện cho việc giảng dạy; xây dựng trƣờng Dân tộc nội trú cấp huyện theo hƣớng
liên thông với các cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các xã nghèo; tăng cƣờng, mở rộng chính sách đào tạo ƣu đãi theo hình thức cử tuyển cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số.
+ Tăng cƣờng dạy nghề gắn với tạo việc làm, đầu tƣ xây dựng mỗi xã 01 cơ sở dạy nghề tổng hợp đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi, có nhà ở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đƣa lao động nông thôn tại các xã miền núi đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho các xã nghèo miền núi, đồng bào dân tộc, ƣu tiên tuyển chọn cán bộ là ngƣời dân tộc, am hiểu tình hình địa phƣơng, và có trình độ để huyện đƣa đi đào tạo, bổ sung nguồn cán bộ cho địa phƣơng.
+ Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chƣơng trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
+ Tăng cƣờng nguồn lực trong lĩnh vực y tế để thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lƣợng dân số cho các hộ nghèo.