Các tiêu chí đánh giá công tác an sinh xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI

1.2.6. Các tiêu chí đánh giá công tác an sinh xã hội

a. Mức độ bao phủ của công tác an sinh xã hội

- Thứ nhất, chỉ số bao phủ bảo hiểm xã hội: là tỉ lệ phần trăm dân số trong độ tuổi lao động tham gia BHXH. Công thức tính nhƣ sau:

Cbhxh=

Trong đó:

Cbhxh: Chỉ số bao phủ của BHXH năm (y)

Sbhxh: Số ngƣời trong độ tuổi lao động tham gia BHXH tại thời điểm nghiên cứu năm (y)

Dnd: Số ngƣời trong độ tuổi lao động tại thời điểm nghiên cứu năm (y) - Thứ hai, chỉ số bao phủ bảo hiểm y tế: là tỷ lệ phần trăm dân số trong độ tuổi lao động tham gia BHYT. Công thức tính nhƣ sau:

Cbhyt=

Trong đó:

Cbhyt: Chỉ số bao phủ của BHYTnăm (y)

Sbhyt: Số ngƣời trong độ tuổi lao động tham gia BHYT tại thời điểm nghiên cứu năm (y)

Dnd: Số ngƣời trong độ tuổi lao động tại thời điểm nghiên cứu năm (y) - Thứ ba, chỉ số bao phủ của cứu trợ xã hội: là tỷ lệ phần trăm giữa số ngƣời nhận đƣợc trợ cấp hàng tháng so với tổng số đội tƣợng bảo trợ xã hội thuộc diện xem xét trợ cấp xã hội. Công thức tính nhƣ sau:

Cctxh=

Trong đó:

Sctxh: Số ngƣời nhận đƣợc trợ cấp xã hội thời điểm nghiên cứu năm (y) Dbtxh: Tổng đối tƣợng bảo trợ xã hội tại thời điểm nghiên cứu năm (y)

- Thứ tƣ, chỉ số bao phủ của ưu đãi xã hội: là tỷ lệ phần trăm số ngƣời tiếp cận chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với nƣớc. Công thức tính nhƣ sau:

Cưđxh=

Trong đó:

Cctxh: Chỉ số bao phủ ƢĐXH năm (y)

Sctxh: Số ngƣời nhận đƣợc ƢĐXH tại thời điểm nghiên cứu năm (y) Dbtxh: Tổng số đối tƣợng đƣợc trợ giúp đặc biệt tại thời điểm nghiên cứu năm (y)

- Thứ năm, chỉ số bao phủ giải quyết việc làm: là tỷ lệ phần trăm giữa số ngƣời dân đã tìm đƣợc việc làm mới so với tổng số ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động. Công thức tính nhƣ sau:

Cgqvl=

Trong đó:

Cgqvl: Chỉ số bao phủ giải quyết việc làm cho ngƣời dân năm (y)

Sgqvl: Số lao động đã tìm đƣợc việc làm mới tại thời điểm nghiên cứu năm (y)

Dnd: Tổng ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động tại thời điểm nghiên cứu năm (y)

b.Mức độ tác động của công tác an sinh xã hội

- Thứ nhất, chỉ số mức độ hưởng lợi của người dân sau thời gian thực

hiện chương trình: đó là thu nhập, mức sống của hộ gia đình đƣợc cải thiện và

nâng cao, tỷ lệ ngƣời đƣợc tiếp cận tới dịch vụ xã hội cơ bản khu vực nông thôn, số ngƣời thoát nghèo và tình hình tăng thu nhập của ngƣời dân.

- Mức độ tác động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng và tính hiệu quả của các chính sách ASXH mà Nhà nƣớc thực hiện nhằm bảo vệ những đối tƣợng “yếu thế” có đƣợc mức sống ít nhất ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng dân cƣ. Công thức tính nhƣ sau:

IPjy= =

Trong đó:

IPjy: chỉ số tác động của đối tƣợng năm y

TCjy hay LHjy: trợ cấp và lƣơng hƣu của đối tƣợng tại thời điểm nghiên cứu năm (y)

MSy: mức sống trung bình dân cƣ tại thời điểm nghiên cứu năm (y) Muốn biết tỷ lệ phần trăm thì lấy tỷ lệ tuyệt đối của chỉ số nhân với 100%

- Về mặt lý thuyết, tỷ số này dao động từ 0 đến một bội số K nào đó, bội số K lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng và thể chế chính sách ASXH; sự quan tâm của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng đối với những đối tƣợng thuộc diện bảo trợ xã hội.

- Ở Việt Nam nói chung, chỉ số tác động của trợ giúp xã hội và ƣu đãi xã hội luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng một, vì đối tƣợng xã hội nhận đƣợc trợ cấp xã hội không có điều kiện ràng buộc về sự đóng góp tài chính, do vậy sự trợ cấp của Nhà nƣớc chỉ có thể đảm bảo mức sống tối thiểu (mức thấp nhất) hoặc mức sống trung bình của cộng đồng khi có điều kiện (mức cao nhất). Thực tế hiện nay, mức chuẩn trợ cấp xã hội chỉ đảm bảo hai phần ba mức lƣơng tối thiểu, phần bù đắp nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhóm đối tƣợng này cần có sự chia sẻ trách nhiệm của doanh nghiệp, gia đình, ngƣời thân, cộng đồng xã hội.

- Thứ hai, chỉ số nghèo khó (Ip): là tỷ lệ phần trăm giữa số dân nằm dƣới giới hạn của sự nghèo khó với toàn bộ dân số

Ip = (Số dân sống ở dƣới mức tối thiểu) / (Tổng dân số)

Chỉ số này cho ta biết, những thay đổi trong phân phối thu nhập giữa những ngƣời thật sự nghèo với những sự thay đổi trong phân phối thu nhập giữa những ngƣời khá giả không quan trọng bằng những thay đổi có khả năng chuyển các cá nhân nằm dƣới đƣờng nghèo khổ lên trên đƣờng này.

c. Mức độ bền vững về tài chính của công tác an sinh xã hội

- Mức độ bền vững tài chính của công tác an sinh xã hội thể hiện thông qua chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững của BHXH và BHYT. Mức độ bền vững của BHXH, BHYT là sự so sánh tổng chi và tổng thu trong từng năm hoặc trong kỳ kế hoạch. Nếu tổng chi nhỏ hơn tổng thu thì đƣợc coi là bền vững về tài chính, ngƣợc lại tổng chi lớn hơn tổng thu thì đƣợc coi là thiếu tính bền vững về tài chính. Công thức tính nhƣ sau:

Trong đó:

Itcy: Chỉ số tài chính năm hay thời kỳ y. Nếu Itcy < 1 thì tính bền vững về tài chính của ASXH cao và ngƣợc lại

: Tổng chi tài chính BHXH và BHYT năm hay thời kỳ y Tổng thu tài chính BHXH và BHYT năm hay thời kỳ y

Muốn tính tỉ lệ phần trăm thì lấy giá trị tuyệt đối của chỉ số nhân với 100%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)