Vai trò của công tác giảm nghèo đối với phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.5. Vai trò của công tác giảm nghèo đối với phát triển KT-XH

Giảm nghèo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, kinh tế hộ gia đình là một thành phần kinh tế quan trọng, có nhiều đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Do vậy, việc tồn tại một tỷ lệ không nhỏ các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo đang sống trong cảnh nghèo khổ là một thực tế nhức nhối. Nó gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước và các vấn đề xã hội khác.

Giảm nghèo cũng là một bộ phận quan trọng của phát triển KT – XH, trong đó chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo luôn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển KT – XH. Nếu một quốc gia không giải quyết được vấn đề giảm nghèo thì quốc gia đó luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững, bất ổn về chính trị và xã hội ngày càng cao.

quản lý xã hội của đất nước khi bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn thấp, nên vấn đề bảo đảm an sinh xã hội trong đó có xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững đã được Đảng, Nhà nước xác định là mục tiêu, biện pháp cần tiến hành kiên trì, bền bỉ trong một thời gian dài. Vai trò của giảm nghèo đối với phát triển KT – XH ở nước ta thể hiện cụ thể như sau:

- Giảm nghèo góp phần ổn định chính trị, xã hội. Bởi vì, bộ phận dân cư nghèo là những người có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp; hiểu biết và nhận thức còn hạn chế. Do đó, giảm nghèo giúp người nghèo nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, tiệp cận các dịch vụ thiết yếu của xã hội tốt hơn, hòa nhập với cộng động từ đó yên tâm lao động sản xuất, tránh được sự lợi dụng kích động của phần tử xấu gây mất ổn định chính trị xã hội

- Giảm nghèo giúp dân cư nghèo nhận thức được việc phát triển KT – XH là mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội, người nghèo cũng phải có trách nhiệm theo khả năng của mình. Giảm nghèo bằng cách giáo dục đào tạo, tuyên truyền để người nghèo có kiến thức làm ăn, có ý thức vươn lên làm giàu để thoát nghèo, không còn trông chờ ỷ lại vào nhà nước là hết sức quan trọng. Nghĩa là, giáo dục người nghèo chủ động, tích cực phấn đấu vươn lên với trách nhiệm của công dân và vì mục tiêu phát triển của chính bản thân và cho xã hội.

- Trình độ văn hóa và chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng quyết định đến quá trình phát triển KT – XH. Đối với Việt Nam, người nghèo chủ yếu tập trung trong khu vực nông nghiệp, miền núi; đây là nguồn lao động dồi dào nhưng có trình độ tay nghề thấp, năng lực còn hạn chế không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của CNH – HĐH của yêu cầu phát triển KT – XH nhanh và bền vững. Vì vậy, giảm nghèo có vai trò đào tạo người nghèo thành đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ năng lao động, tiếp cận được khoa học kỹ thuật để phát huy nội lực sẵn có từ đó bổ sung lực lượng sản xuất cho

quá trình phát triển KT – XH.

Như vậy, giảm nghèo vừa nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; vừa góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội; giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư; vừa thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới, dù mới chỉ ở thời kỳ quá độ đầy khó khăn và thách thức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)