Đào tạo nghề, nâng cao năng lực và giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 27 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Đào tạo nghề, nâng cao năng lực và giải quyết việc làm

Lao động trong khu vực nông thôn hiện đang chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực, nhưng đa số họ lại chỉ làm theo kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế đạt được chưa cao. Giúp người lao động vùng nông thôn, được tiếp cận sản xuất một cách khoa học với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, truyền dạy kỹ năng nghề để từ đó làm nghề một cách chuyên tâm, chuyên nghiệp, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững hơn.

Đặc biệt, với hộ nghèo không có tư liệu sản xuất (thông thường là không có đất sản xuất) thì đào tạo nghề đóng vai trò hết sức quan trọng. Không có việc làm, đất đai canh tác thiếu, không (hoặc chưa) được đào tạo nghề, chỉ biết đi làm thuê để sinh sống qua ngày là phổ biến với cộng đồng người nghèo. Mặt khác, do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo. Công thức xóa nghèo “Cho cần câu, hơn cho con cá” là giải pháp để giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững. Vì vậy, tạo cơ hội để người nghèo có thể tham gia các hình thức đào tạo nghề kể cả đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp thông qua các cơ sở dạy

nghề, truyền nghề truyền thống, truyền thông nghề mới. Sau đó, khi người nghèo có nghề, tự tìm việc làm, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Cùng với việc đào tạo nghề là năng cao năng lực cho người nghèo. Nâng cao năng lực cho người nghèo gồm hai yếu tố: bổ túc văn hóa cho người nghèo và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật.

- Bổ túc văn hóa cho người nghèo: đại bộ phận người nghèo thường có trình độ văn hóa thấp do bỏ học sớm, bổ túc văn hóa cho người nghèo giúp người nghèo nâng cao được trình độ văn hóa từ đó tiếp cận được công nghệ khoa học kỹ thuật hoặc học nghề hiệu quả hơn.

- Chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật: mặc dù người nghèo có tư liệu sản xuất, có công cụ sản xuất nhưng năng suất không cao, kết quả đạt được trong quá trình sản xuất không bù đắp được chi phí; đó là do công nghệ kỹ thuật lạc hậu hoặc áp dụng chưa đúng công nghệ kỹ thuật. Vì vậy, chuyển giao công nghệ kỹ thuật giúp người nghèo sản xuất có hiệu quả hơn, giúp thoát nghèo một cách nhanh chóng.

Để phát huy hiệu quả đầu tư cho công tác dạy nghề, nâng cao năng lực cho người nghèo; vấn đề quan trọng chính là định hướng và gắn việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội cũng như thực hiện tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm sau đào tạo. Thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm song song với đào tạo nghề giúp cho công tác đào tạo nghề trở nên hiệu quả đồng thời sẽ tạo động lực cơ bản cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Các tiêu chí đánh giá:

- Số người nghèo được đào tạo nghề hàng năm.

- Số người nghèo được giải quyết việc làm hàng năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)