6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn
Trong những năm gần đây, kết hợp nhiều nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ cũng như vốn ngân sách nhà nước, huyện Đức Cơ đã đẩy mạnh đầu tư cơ sơ hạ tầng phục vụ nông thôn một cách mạnh mẽ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, xóa đói giảm nghèo, tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; Đồng thời, góp phần tạo mối liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía Tây Nam Gia Lai, cùng với An Khê và Ayun Pa tạo thành ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đến năm 2016, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được nhựa hóa đường giao thông đến trung tâm, các trung tâm xã và cụm xã của huyện được đầu tư xây dựng khang trang; 100% số xã và 93/93 thôn, làng, tổ dân phố đã có điện, hơn 98% số hộ sử dụng điện; 86% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh.
- Về hệ thống giao thông:
Bảng 2.5. Số km đường liên thôn liên xã, kênh mương tính đến hết tháng 10 năm 2016
Chỉ tiêu
Đường liên thôn Đường liên xã
Kênh mương Nước tự chảy Số km Tỷ trọng đã được nhựa/bê tông hóa (%) Số km Tỷ trọng đã được nhựa/bê tông hóa (%) TỔNG SỐ 89,18 42 58 TT Chư ty 0 20,61 100 1,3 1 Ia Dơk 8,5 78,8 3,3 100 0,4 6 Ia Krêl 13,7 86,3 6,87 100 13,72 9 Ia Din 6,8 87,1 5,7 100 2 8
Chỉ tiêu
Đường liên thôn Đường liên xã
Kênh mương Nước tự chảy Số km Tỷ trọng đã được nhựa/bê tông hóa (%) Số km Tỷ trọng đã được nhựa/bê tông hóa (%) Ia Kla 10,5 79,2 2,3 100 1,3 5 Ia Dom 7,2 89,4 5,87 100 4,03 6 Ia Lang 7 88,8 3,56 100 2,7 2 Ia Kriêng 13,45 94,6 8 100 7,88 8 Ia Pnôn 15,6 95,4 6,55 100 3,67 9 Ia Nan 6,43 74,7 4,56 100 5 4
(Nguồn: Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đức Cơ năm 2016)
Xem xét bảng số liệu Bảng 2.5 ở trên, có thể nhận xét như sau:
+ Đến nay, trên địa bàn huyện Đức Cơ đã không còn đường liên xã là đường đất, hầu hết đường liên thôn của các xã có tỷ lệ bê tông hoá cao, xã thấp nhất là xã Ia Nan đạt 74,7% tỷ lệ bê tông hóa đường liên thôn, xã cao nhất là xã Ia Pôn đạt 95,4% tỷ lệ bê tông hóa và xã Ia Kriêng đạt 94,6% tỷ lệ bê tông hóa.Hầu hết các tuyến đường huyện đều nối từ Quốc lộ 19 đi về trung tâm các xã trong huyện, các tuyến đường huyện này cùng với Quốc lộ 19 tạo thành một hệ thống mạng lưới đường liên hoàn hình xương cá có vai trò kết nối các xã trong huyện với trung tâm huyện là thị trấn Chư Ty và có vai trò vận chuyển hàng hóa từ các xã về Quốc lộ 19 và từ đó chuyển đi các huyện khác trong tỉnh và với các tỉnh khác trong khu vực.
- Hệ thống thủy lợi
Đến năm 2016, huyện có 12 công trình cấp nước bao gồm 6 hồ chứa, 6 đập dâng cấp nước tưới. Thiết kế tưới cho 175ha lúa, 240 ha cà phê thực tưới
được 370 ha trong đó lúa tưới được 130ha và cà phê 240 ha. Hầu hết các công trình thủy lợi phát huy tưới tốt. Một số công trình phát huy hiệu quả thấp do công trình xây dựng đã lâu, đầu mối đã hư hỏng sạt lở hoặc hệ thống kênh mương và xây dựng.
Huyện Đức Cơ phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số xã có đường liên thôn hoàn toàn được bê tông hóa kêt hợp với các công trình nước tự chảy và kênh mương phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu hoạt động hiệu quả. Nhằm tạo thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của người dân ngày một tốt hơn.
- Hệ thống điện
Nguồn cấp điện cho huyện Đức Cơ từ lưới điện quốc gia tại trạm biến áp 110KV Diên Hồng qua lộ 475 để cung cấp cho toàn bộ hệ thống lưới điện của huyện Đức Cơ. Ngoài ra hệ thống lưới điện huyện Đức Cơ còn cung cấp qua Campuchia qua lộ 481. Tổng chiều dài đường dây trung áp 247,756 Km; tổng số trạm biến áp là 158 trạm với tổng dung lượng 17.270,52 KVA; tổng chiều dài đường dây hạ áp 207,03 km.Tỷ lệ xã thị trấn sử dụng điện lưới 10/10 xã; số hộ sử dụng điện 11.757 hộ chiếm 90% . Nhìn chung, hệ thống truyền tải điện năng trên địa bàn huyện ở một số khu vực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.Năm 2015, toàn huyện có 95% hộ sử dụng điện lưới thắp sáng (tăng 8% so với năm 2011). Mức độ tăng của thị trấn từ 92,3% năm 2011 lên 100% năm 2015, mức độ tăng của các xã từ 82% năm 2011 lên 90% năm 2015.
- Hệ thống hợp tác xã nông nghiệp phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Bảng 2.6. Số lượng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số HTX trên toàn huyện 12 9 9 9 8
HTX Nông, lâm nghiệp và thủy sản 8 5 5 5 3
Tỷ trọng HTX Nông, lâm nghiệp và
Số liệu Bảng 2.6 cho thấy HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm gần đây theo xu hướng giảm Năm 2011, toàn huyện có 8 HTX nông nghiệp; sang năm 2012, số lượng HTX nông nghiệp giảm còn 5 HTx và ổn định đến hết năm 2014; năm 2015 đến nay, có 3 HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện còn duy trì hoạt động. Đây là con số khá khiêm tốn trên địa bàn một huyện. Một phần nguyên nhân do huyện Đức Cơ là vùng tập trung sản xuất cây cao su; Từ năm 2012 đến nay, giá cao su giảm dẫn đến một số HTX chuyển ngành nghề kinh doanh sang phi nông nghiệp hoặc tự giải thể. Như vậy, trên địa bàn huyện có tất cả 3 HTX nông nghiệp đang hoạt động, đây cũng là số HTX được UBND huyện kí cam kết hỗ trợ sản xuất trong công tác giảm nghèo của huyện như: là đầu mối cấp phát vật tư sản xuất, công cụ dụng cụ, tham gia tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời thu mua sản phẩm đầu ra của người dân sản xuất; góp phần bình ổn giá thị trường, hỗ trợ người dân, đặc biệt hộ nghèo kết nối được thị trường bán sản phẩm của mình với giá tốt nhất, không còn tình trạng bị tư thương ép giá đầu ra của người dân sản xuất trên địa bàn huyện.