6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Quan điểm và định hướng giảm nghèo của huyện Đức Cơ
* Quan điểm chỉ đạo
lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Đức Cơ vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Quan điểm chỉ đạo công tác giảm nghèo của huyện cụ thể như sau:
1. Công tác giảm nghèo phải được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.
2. Việc thực hiện công tác giảm nghèo phải được kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư của từng xã và toàn huyện; đồng thời có cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng khu vực.
3. Để bảo đảm tính hiệu quả của các chương trình dự án giảm nghèo, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của cộng đồng xã hội và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; Nhà nước hỗ trợ, nhưng cần xác định giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo, hộ nghèo, phải làm cho người nghèo, hộ nghèo tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhà nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng đắn trách nhiệm thực hiện giảm nghèo, chung tay thực hiện, hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững.
4. Phải bảo đảm tính bền vững của chương trình dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện; tập trung hỗ trợ chăm lo để từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, tăng cường giải pháp chống tái nghèo; chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập, có tích lũy tiến tới giảm
nghèo và thoát nghèo bền vững.
5. Ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và nhóm dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo cao.
6. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình giảm nghèo ở các cấp trong giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể, phân cấp, phân công tránh nhiệm rõ ràng cho các ngành, các địa phương, tăng cường vai trò tham gia của các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, mỗi đơn vị gắn với một địa phương nhằm giám sát, đánh giá và hỗ trợ địa phương khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao.
7. Bằng các biện pháp và hình thức tuyên truyền hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại, mong muốn thuộc diện hộ nghèo để thụ hưởng các chế độ chính sách của nhà nước. Cần phân loại các nhóm đối tượng để có các chính sách cụ thể. Tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, có chính sách đối với các hộ thoát nghèo để mua phương tiện, cây con giống phát triển sản xuất nhằm khuyến khích họ vươn lên thoát nghèo bền vững. Giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số nhóm đối tượng cụ thể.
8. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá trên tinh thần công khai, dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo; không chạy theo thành tích, tránh phô trương; đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Bên cạnh đó, tập trung củng cố, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở các cấp và coi trọng chất lượng hoạt động các tổ, nhóm cộng tác viên tham gia giảm nghèo; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
* Định hướng phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo
Thực hiện Nghị quyết số 10 ngày 28-6-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) về phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu Lệ Thanh với tầm nhìn đến năm 2020, huyện Đức Cơ hướng đến xây dựng thành trung tâm trong Tam giác phát triển của 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Trong đó, Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh sẽ thành đô thị biên giới và là trung tâm dịch vụ giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Với ý nghĩa đó, huyện Đức Cơ nỗ lực trên nhiều lĩnh vực để góp phần thay đổi diện mạo đô thị, đầu tư nâng cấp Cửa khẩu Lệ Thanh thành cửa khẩu quốc tế để thuận lợi giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản giữa hai nước Việt Nam và Campuchia; nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội cho người dân ở vùng khó khăn, từ đó tạo động lực thực hiện đạy được các mục tiêu và giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.