Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 30 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn

Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng. Tác động của đầu tư kết cấu hạ tầng đối với giảm nghèo được thể hiện rõ nét nhất trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ở nước ta, phần lớn hộ nghèo sống trong khu vực nông thôn với công việc chính là sản xuất nông nghiệp. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: đầu tư cho thuỷ lợi, hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi, chợ,hệ thống cung cấp nước sạch...

Hầu hết tại các xã vùng cao, biên giới, hệ thống giao thông còn rất hạn chế, gây khó khăn trong việc đi lại của người dân đặc biệt vào mùa mưa bão. Sự cải thiện của CSHT giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lưu hàng hóa; Hơn nữa, đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, lưới điện sản xuất, thông tin liên lạc giúp người dân chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ của mình, từ đó tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với các đầu vào thuận lợi hơn, tiếp cận với thị trường với chi phí thấp hơn, qua đó thúc đẩy các hoạt động sinh kế, trao đổi mua bán hàng hóa, trực tiếp sẽ làm tăng thu nhập cho người nông dân giúp tăng năng suất sản xuất nông nghiệp. Và khi năng suất lao động tăng đồng nghĩa với việc người lao động trong khu vực nông nghiệp sẽ có mức

lương cao hơn, góp phần giảm nghèo.

Mặt khác, đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép, nó không chỉ là động lực để chuyển dịch cơ cấu nông thôn mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này. Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả bởi vì cơ sở hạ tầng tốt không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất mà còn hạn chế các rủi ro trong đầu tư. Thực tế cho thấy, những địa phương nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém thì khó thu hút các nhà đầu tư và khi không thu hút được các nhà đầu tư thì khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng càng hạn chế tạo nên một vòng luẩn quẩn là vùng nào cơ sở hạ tầng yếu kém thì ngày càng tụt hậu tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng.

Vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại sinh hoạt và hoạt động sản xuất, nâng cao mức sống và giảm nghèo bền vững là phải đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Các tiêu chí đánh giá:

- Số lượng km đường liên thôn, liên xã đã bê tông hóa

- Số km kênh mương công trình thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp. - Số HTX phục vụ nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)