Hạn chế trong công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 67 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế trong công tác giảm nghèo

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, công tác giảm nghèo của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần được quan tâm và khắc phục trong giai đoạn tiếp theo. Đó là:

- Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa thực sự bền vững, các hộ nghèo chủ yếu là thuần nông, dân tộc thiểu số, vùng kho khăn; yếu tố ảnh hưởng do thiên tai khó lường dẫn đến tỷ lệ phát sinh nghèo và tái nghèo giảm chậm.

Bảng 2.16. Số hộ nghèo tái nghèo huyện Đức Cơ giai đoạn 2011 - 2015 (theo tiêu chí cũ)

Năm Số hộ thoát nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ tái nghèo (%) Số hộ tái nghèo (hộ) 2011 1708 14,52 248 2012 1345 13,68 184 2013 676 13,22 89 2014 395 14,55 57 2015 578 12,17 69

- Chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc vẫn còn cao. Tiềm ẩn nhiều yếu tố gia tăng khoảng cách.

- Tập quán sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của đồng bào vùng cao chưa thực sự thoát khỏi tính tự túc, tự cấp.

- Tình trạng thiếu đất canh tác nông nghiệp còn tồn tại ở nhiều vùng. Các điều kiện khó khăn hội tụ ở người nghèo nhiều nên khó khắc phục ngay được, người nghèo còn rất lúng túng để tự lựa chọn phương thức thoát nghèo.

- Trong nhân dân, người nghèo thậm chí một số cấp ủy, chính quyền địa phương ở cơ sở vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước và cấp trên.

- Tình trạng lao động trong các hộ nghèo chưa qua đào tạo, trình độ học vấn thấp, thiếu chuyên môn kỹ thuật và kiến thức làm ăn vẫn còn phổ biến; rất cần cù chịu khó song thiếu tính sáng tạo.

- Nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trong những năm qua bố trí còn thấp, ngân sách tỉnh hạn hẹp, việc huy động các nguồn lực khác trên địa bàn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)