Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 39 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Đức Cơ nẳm về phía Tây tỉnh Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên là 72.312,11 ha chiếm 4,6% toàn tỉnh (đứng thứ 8 trong tỉnh) với 10 đơn vị hành chính gồm 9 xã và 01 thị trấn; huyện nằm tiếp giáp với biên giới Cam Pu Chia. Vị trí cụ thể của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Ia Grai; Phía Đông giáp huyện Chư Prông; Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia); Phía Nam giáp huyện Chư Prông.

Huyện có tuyến quốc lộ 19 đi qua nối thông với tuyến đường 78 phía Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đi tỉnh Ratanakiri (Campuchia), trên địa bàn huyện có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, một địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu và thương mại biên mậu của tỉnh Gia Lai, huyện nằm trong vùng trung tâm của Tam giác phát triển ba nước Campuchia- Lào- Việt Nam. Trong đó có tuyến hành lang nối từ cảng biển Quy Nhơn qua cửa khẩu Lệ Thanh sang Campuchia, qua Thái Lan nối ra cảng biển Myanma. Ngoài ra đi qua địa bàn huyện có quốc lộ 14C là trục phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng nối dọc từ Bắc đến Nam với các tỉnh Tây Nguyên. Với vị trí địa kinh tế như vậy huyện có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các cơ hội về giao lưu kinh tế với các khu vực khác trong vùng, quốc tế.

b. Địa hình, khí hậu, thủy văn

huyện khá phức tạp, được hình thành trong nhiều giai đoạn kiến tạo xảy ra mạnh dẫn đến có nhiều đoạn đứt gãy, uốn nếp và chia cắt mạnh với nhiều kiểu địa hình. Ở phía Bắc phổ biến là dạng đồi lượn sóng và núi thấp trung bình. Phía Nam và Tây Nam địa hình thoải dần nên tương đối bằng phẳng. Nhìn chung lãnh thổ toàn huyện ở độ cao trung bình 350 - 400m so với mực nước biển và chia thành hai loại địa hình chủ yếu như sau:

- Địa hình đồi núi thấp ở phía Bắc có độ cao từ 400 - 500m, chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của huyện, thấp dần về phía Nam và phía Đông Nam, có độ dốc khá lớn từ 10 độ đến 25 độ, địa hình bị cắt mạnh.

- Địa hình lượn sóng, bằng phẳng và thấp trũng về phía Tây Nam, chiếm 55% diện tích tự nhiên của huyện, có độ cao trung bình từ 170 - 300m. Độ dốc bình quân dưới 15 độ, địa hình tương đối bằng phẳng. Khu vực thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày. Huyện Đức Cơ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên. Hằng năm khí hậu chia hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

- Mùa khô thường bị khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc.

- Mùa mưu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80-90% lượng mưa cả năm, đồng thời cũng có gió mùa thổi theo hướng Tây Nam. Hầu như quanh năm không có bão và sương muối.

- Nhiệt độ trung bình năm 21,70 độ C; Lượng mưa trung bình năm khoảng 2300-2400 mm; Độ ẩm trung bình năm 85%.

Lượng bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm) nhưng có sự khác biệt theo mùa. Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kì có bức xạ cao vào tháng 4 và tháng 5 (đạt 400-500cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300-400cal/cm2/ngày.

c. Đất đai, tài nguyên

Điều kiện thổ nhưỡng của huyện tương đối đa dạng, màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu... Địa bàn có 6 nhóm và 11 loại đất, trong đó phổ biến là đất nâu đỏ và tím trên đá Bazan (45.050ha) chiếm 62,3% diện tích đất tự nhiên thích hợp với trồng cao su và cà phê, đất vàng đỏ trên đá Granít (12.230ha) chiếm 16,91% chủ yếu phân bổ phía Tây Bắc huyện, đất xám trên đá Granít (7.580ha) chiếm 10,48% chủ yếu phân bổ phía Tây Nam và Tây Bắc, đất đỏ vàng trên đá sét Gnai + Phiến đá mi ca (5.120ha) chiếm 7,08% phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam, đất xói mòn trơ sỏi đá (1.112ha) chiếm 1,54% diện tích huyện, phấn bố ở đỉnh đồi, chỏm đồi, vách dốc rải rác ở phía Bắc và Nam cần giữ nguyên thực bì và trồng rừng cải tạo đất, đất dốc tụ thung lũng (627ha) chiếm 0,87% diện tích tự nhiên của huyện được phân bố rải rác ở phía nam của huyện trên các hợp thủy ven sông suối, diện tích đất vùng này hầu hết đã được khai thác trồng lúa nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 39 - 41)