6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Về phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GTSX của huyện giai đoạn năm 2011 - 2015 là rất cao do xuất phát điểm về quy mô kinh tế của huyện các năm mốc 2000, 2005 còn khá thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, trong đó ngành nông lâm nghiệp có đóng góp lớn nhờ vào mở rộng quy mô diện tích cây công nghiệp. Tuy nhiên, xét về triển vọng cho giai đoạn 2011-2020 khả năng mở rộng về quy mô diện tích cho các cây trồng chủ lực để tạo ra tăng trưởng là không còn, việc nâng cao năng suất của một số sản phẩm nông nghiệp chính như cao su, cà phê sẽ khó tạo ra đột phá do năng suất hiện nay cũng đã tới ngưỡng và tùy thuộc vào độ tuổi của cây.
1994 (2.524 tỷ đồng giá so sánh năm 2010) đóng góp 5,4% GTSX toàn tỉnh. Mặc dù, giai đoạn 2011-2015 quy mô nền kinh tế huyện đã có nhiều thay đổi tích cực, năm 2015 quy mô tăng gấp 2,7 lần so năm 2010.
- Tốc độ tăng GTSX giai đoạn 2011-2015 đạt 12.17%/năm. Trong đó: Ngành Nông, lâm, thủy sản tăng 10,54%/năm; Ngành Công nghiệp- Xây dựng tăng 13,78%/năm; Ngành Dịch vụ tăng 12.21%/năm. Xét về xu thế tăng trưởng GTSX các giai đoạn thì tốc độ tăng các ngành giai đoạn 2015-2010 có xu hướng giảm hơn so với giai đoạn 2005-2010 (khoảng 3,6%).
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 17,2 triệu đồng tăng 1,4 lần so với năm 2010 (12,3 triệu đồng/người).
b. Dân số, lao động
- Về dân số
+ Tổng dân số huyện năm 2015 là 64.882 người chiếm 4,67% so với dân số của Tỉnh. Trong đó: tỷ lệ dân số theo giới tính nam chiếm 49,55%, nữ chiếm 50,45%. Mật độ dân số toàn huyện đến năm 2012 là 89 người /km2) tương đương với mật độ dân số toàn tỉnh, thấp hơn so với mật độ Vùng (95 người/km2); Dân số tập trung đông nhất ở thị trấn Chư Ty mật độ đạt 680 người/km2 (thành phố Pleiku là 806 người/km2); Mật độ dân số chia ra 02 khu vực rõ rệt: Khu vực tập trung dân số mật độ cao là các xã phía đông bắc gồm Ia Dơk, IaKla, IaKrel, Ia Din (137-142người/km2); Khu vực có mật độ dân số thấp là các xã phía Nam và Tây Nam gồm IaPnôn, Ia Kriêng, IaDom (34-40người/km2).
+ Phân bố dân cư trên địa bàn tập trung ở thị trấn Chư Ty và khu vực các xã phía đông bắc huyện do khoảng cách gần hơn tới các khu vực phát triển của Tỉnh (điểm gần nhất cách thành phố Pleiku khoảng 15-20km); Đây là khu vực có điều kiện để hình thành và phát triển các điểm tập trung dân cư với quy mô lớn hơn gắn với hạ tầng dịch vụ xã hội.
- Về lao động
+ Quy mô lao động tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015: Năm 2010 là 27.601 người chiếm 55% dân số, năm 2015 tăng lên đạt là 35.685 người chiếm 55% tổng dân số, trong đó năm 2015 số người trong độ tuổi là 32.071 người. Tỷ lệ lao động so với dân số có xu hướng ngày càng tăng lên, phản ánh việc tăng lên của số việc làm trong nền kinh tế tương ứng với sự tăng lên của lực lượng lao động tại huyện (bình quân mỗi năm tăng lên khoảng 1.200 lao động giai đoạn 2000-2012).
+ Với đặc điểm của một huyện phát triển về nông nghiệp, lao động tập trung vào khu vực này chiếm đến 85%, trong khi khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ chiếm 1,69%, lao động trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ chiếm 13,31%. Hướng chuyển dịch cơ cấu lao động đã đúng nhưng mức độ chuyển dịch lao động từ khối ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm. Nếu xét ở ba ngành lớn thì trong giai đoạn 2011-2015 lao động huyện trong khu vực công nghiệp- xây dựng chỉ tăng có 0,2 điểm %, dịch vụ tăng 1,66 điểm %. Lao động nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên về quy mô, nhưng cũng có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong cơ cấu lao động.
c. Văn hóa, xã hội
- Về giáo dục, năm học 2014-2015, toàn huyện có 51 trường phổ thông các cấp, với 498 phòng học, 752 giáo viên và hơn 21.549 học sinh, quy mô các bậc học ngày càng tăng, đội ngũ giáo viên được bổ sung và từng bước được chuẩn hóa, chất lượng giáo dục được nâng cao.
- Về y tế, toàn huyện có 1 bệnh viện và 10 trạm y tế xã, thị trấn với 120 giường bệnh và 146 cán bộ y tế.
- Về văn hóa thông tin: Thời lượng phủ sóng truyền thanh, truyền hình đạt 100% trên địa bàn, tổng số giờ phát thanh bình quân đạt 4.380 giờ/năm, số giờ truyền hình bình quân 6.570 giờ/năm; Công tác tuyên truyền phản ánh các
hoạt động văn hóa và nhiệm vụ của địa phương có nhiều cố gắng; Chương trình đưa văn hóa thông tin về cơ sở được tăng cường; chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. .
Về đời sống: Do điểm xuất phát của nền kinh tế huyện nhà thấp, từ một huyện khi mới thành lập vào tháng 10 năm 1991 với cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nhỏ bé và lạc hậu, hầu như chưa có gì, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo lúc đó lên tới trên 70%, nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Từ những phần trên đây có thể rút ra những lợi thế và hạn chế tới phát triển kinh tế - xã hội và công tác xoá đói giảm của huyện:
*Lợi thế
- Huyện Đức Cơ có đất đai thổ nhưỡng thích hợp với các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, tiêu, điều...) nên năng suất cây trồng khá cao, ổn định đóng góp chủ yếu cho giá trị sản xuất kinh tế huyện.
- Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế thương mại, giao lưu hàng hóa, có khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh nằm trên địa bàn 4 xã và thị trấn Chư Ty được tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng cơ bản.
- Nguồn lao động trên địa bàn huyện khá dồi dào với độ tuổi của lao động trẻ, chiếm 90% là số người trong độ tuổi lao động. Đây là điều kiện hết sức thuận cho công tác đào tạo nghề cho lao động mới, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng nâng cao năng suất, nâng cao năng lực trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Huyện khá thuận lợi về giao thông đối ngoại có quốc lộ 19 chạy dọc địa bàn huyện nối với các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế cùa huyện Gia Lai, có tuyến quốc lộ 14C chạy qua các xã phía Tây kết nối với các tỉnh vùng Tây Nguyên thuận lợi, để hình thành các tuyến nhánh đến các khu vực hẻo lánh trên địa bàn, hỗ trợ phát triển các loại hình sản xuất.
*Những hạn chế
- Năng lực sản xuất và tập quán của phần lớn lao động (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) còn khá lạc hậu, đội ngũ lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng thấp.
- Hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu kém, hạ tầng về giao thông nông thôn, thủy lợi, hạ tầng công nghiệp nên chưa khai thác hết các tiềm năng cho phát triển các ngành sản xuất.
- Chính sách đãi ngộ chưa hợp lý dẫn đến chưa chưa thu hút được những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng trong việc nâng cao năng lực và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp.
- Cơ cấu sản xuất của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm. Ngành có lợi thế nhất trong những năm qua là trồng cây công nghiệp thì hiện đã phát triển tối đa diện tích và hết phát huy được lợi thế.
- Liên kết hợp tác cùng phát triển kinh tế giữa nội bộ các xã trong huyện Đức Cơ, giữa huyện Đức Cơ với các huyện lân cận còn yếu, chưa hình thành được các quan hệ sản xuất, trao đổi phân công lao động giữa các huyện nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế và bổ sung các nguồn lực cho nhau.