6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác giảm nghèo
Những hạn chế của công tác giảm nghèo tại huyện có những nguyên nhân khách quan và kể cả nguyên nhân chủ quan. Việc làm rõ những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong công tác giảm nghèo đã phân tích trong giai đoạn 2011-2015 là hết sức cần thiết để rút kinh nghiệm cho cho việc triển khai công tác giảm nghèo giai đoạn tiếp theo. Những nguyên nhân của hạn chế cụ thể như sau:
- Trình độ và tập quán của phần lớn lao động còn khá lạc hậu, khó thay đổi trong thời gian ngắn. Đội ngũ lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng thấp 15,9%.
- Hạ tầng còn thiếu: huyện là địa bàn khó khăn, được đầu tư phát triển còn ít, nên cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu đặc biệt là về giao thông
nông thôn, thủy lợi, hạ tầng công nghiệp nên chưa khai thác hết các tiềm năng còn bỏ ngỏ, khó khăn cho phát triển các ngành sản xuất.
- Đội ngũ cán bộ địa phương còn nhiều hạn chế về trình độ, trong khi chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng chưa thu hút được những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nắm bắt tốt các kiến thức như chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp.
- Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng do điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống nhân dân được nâng cao nhưng vẫn thấp hơn nhiều trung bình chung của tỉnh.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm. Cơ cấu sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, lao động nông nghiệp vẫn chiếm 86% tổng số lao động của huyện. Ngành có lợi thế nhất là trồng cây công nghiệp thì hiện đã phát triển tối đa diện tích.
- Mối liên hệ trong phát triển kinh tế giữa các ngành kinh tế và giữa các tiểu vùng kinh tế nội huyện còn chưa được hình thành rõ rệt. Dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ bé và chưa giữ được vai trò thúc đẩy nông nghiệp, số lượng các HTX còn ít, mô hình hoạt động chưa đa dạng và năng động.
- Quy mô về vốn và khả năng sản xuất của doanh nghiệp địa phương còn nhỏ bé, chủ yếu là đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước đóng chân trên địa bàn. Khả năng huy động vốn cho phát triển kinh tế của huyện vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách cấp trên, chưa chủ động được vốn phát triển.
- Liên kết hợp tác cùng phát triển kinh tế giữa Đức Cơ với các huyện lân cận còn yếu, chưa hình thành được các quan hệ sản xuất, trao đổi phân công giữa các huyện nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế và bổ sung các nguồn lực còn thiếu và yếu của nhau.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI