Thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 56 - 65)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Đảng và Nhà nước luôn coi xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong mọi thời kỳ, nhất là với người nghèo ở những vùng nghèo nhất, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà nước đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện giảm nghèo. Trong đó, có nhiều chính sách hỗ trợ gián tiếp và trực tiếp đã có tác động tích cực đối với hộ nghèo và cận nghèo, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và nguồn vốn nhân lực của hộ nghèo. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng thì chính sách hỗ trợ hộ nghèo về mặt an sinh cũng vô cùng cấp thiết. Người nghèo khi được hỗ trợ về mặt an sinh xã hội, được chăm lo cuộc sống đầy đủ, an tâm về cuộc sống từ đó lao động sản xuất tích cực, cố gắng vươn

lên thoát nghèo. Hơn nữa, bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nước, là chính sách cơ bản để giảm nghèo, bảo đảm đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.

Các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội gồm có:

- Hỗ trợ về y tế

Có rất nhiều các chính sách việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người nghèo; trong đó có chính sách hỗ trợ người nghèo tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đang ngày càng được quan tâm. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước; công tác cấp phát BHYT tại huyện Đức Cơ đã có những kết quả nhất định. Tính đến hết năm 2013, huyện Đức Cơ đã hoàn thành công tác cấp phát BHYT cho 100% hộ nghèo trên địa bàn huyện và tỷ lệ luôn được duy trì đến nay.

Bảng 2.7. Số lượng người thuộc hộ nghèo được cấp bảo hiểm y tế

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số hộ nghèo 6.319 4.974 4.298 3.903 3.325

Tỷ lệ hộ nghèo được cấp BHYT (%) 100 100 100 100 100 Số lượng người nghèo được cấp BHYT 22.117 17.409 15.042 13.661 11.638

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Đức Cơ năm 2015)

Số liệu cụ thể thể hiện Bảng 2.7; năm 2011, huyện Đức Cơ có 6.319 hộ nghèo và cận nghèo được cấp BHYT; năm 2012 là 4.974 hộ, sang năm 2013 là 4.298 hộ; bước sang năm 2014 là 3.903 hộ và năm 2015 là 3.325 hộ nghèo và cận nghèo được cấp phát BHYT. Tiếp tục xem xét chỉ tiêu số cơ sơ khám chữa bệnh, y bác sĩ trên địa bàn huyện tại Bảng 2.8 và Bảng 2.9 sau đây.

Bảng 2.8. Số cơ sở y tế năm 2015 phân theo xã ĐVT: Cơ sở Chỉ tiêu Tổng Trong đó Bệnh viện Phòng khám Nhà hộ sinh Trạm y tế Chư ty 2 1 1 Ia Dơk 1 1 Ia Krêl 1 1 Ia Din 1 1 Ia Kla 1 1 Ia Dom 1 1 Ia Lang 1 1 Ia Kriêng 1 1 Ia Pnôn 1 1 Ia Nan 1 1

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Cơ năm 2015) Bảng 2.9. Số giường bệnh, y bác sĩ

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Giường bệnh (Giường) 120 120 120 120 120

Bệnh viện 70 70 70 70 70

Phòng khám đa khoa khu vực Nhà hộ sinh

Trạm y tế xã, phường 50 50 50 50 50

Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp

Cán bộ ngành y (Người) 113 138 131 130 146

Bác sĩ 26 29 30 29 31

Y sĩ 33 35 34 34 26

Y tá 54 74 48 47 53

Trong thời gian qua, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh được đầu tư; đội ngũ y bác sỹ được củng cố và tăng cường. 9/9 xã đã có trạm y tế trong đó có 3 trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, huyện đã triển khai xây dựng bệnh viện đa khoa huyện với quy mô 70 giường bệnh, tính trung bình toàn huyện hiện có 4 bác sỹ/1 vạn dân, đến nay 100% thôn làng có nhân viên y tế, 100% xã có y sỹ và nữ hộ sinh trung học, 5/10 xã có bác sỹ, số lượng bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên ngành y tế trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể trong giai đoạn qua.

Chất lượng y tế nhìn chung được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam và người tàn tật được quan tâm, công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả.

- Hỗ trợ về nhà ở

Thực hiện Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (hay còn gọi là Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167 giai đoạn 2). Ngân hàng Chính sách xã hội huyện (CSXH) đã phân bổ nguồn vốn để chủ động cho vay nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ theo phương thức cho vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở với lãi suất ưu đãi, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở. Với quyết tâm quả Đảng bộ và nhân dân, huyện Đức Cơ đã xoá sạch 100% nhà tạm, nhà trách vách nứa trên địa bàn huyện.

Bảng 2.10. Số lượng nhà ở phân theo chất lượng nhà Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số (Nhà) 15.225 15.782 16.120 15.197 24.597.0 Nhà kiên cố 3.554 3.984 4.205 5.120 9.100 Nhà bán kiên cố 11.317 11.456 11640 9.714 15.125 Nhà khung gỗ lâu bền 354 342 275 363 372.0 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Nhà kiên cố 23,34 25,24 26,09 33,69 37,00 Nhà bán kiên cố 74,33 72,59 72,21 63,92 61,49 Nhà khung gỗ lâu bền 2,33 2,17 1,71 2,39 1,51

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Cơ năm 2015)

Trên cơ sở phân loại chất lượng vật liệu, nhà ở của hộ được chia thành 4 loại: Nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ. Nhà kiên cố là nhà có cả ba kết cấu chính: cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc; nhà bán kiên cố là nhà có hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc; nhà thiếu kiên cố là nhà có một trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc; nhà đơn sơ là nhà có cả ba kết cấu chính đều được làm bằng vật liệu không bền chắc. Phân tích Bảng 2.10 để thấy tổng quan về thực trạng chất lượng nhà ở trên địa bàn huyện. Năm 2011, tỷ lệ nhà kiên cố là 23,24%, năm 2012 tỷ lệ nhà kiên cố tăng nhẹ lên 25,24% và năm 2016 tỷ lệ là 26,09%; bước sang năm 2014, tỷ lệ nhà kiên cố trên địa bàn huyện có mức tăng khá cao, cụ thể năm 2014 có tỷ lệ là 33,69% và năm 2015 là 37% tỷ lệ nhà kiên cố.

Tiếp tục phân tích Bảng 2.11 để thấy được rõ nét hơn chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Đức Cơ

Bảng 2.11. Số lượng nhà ở phân theo chất lượng nhà

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu đánh giá

Tổng số nhà được hỗ trợ 82 86 66 68 77

Tổng số vốn được hỗ trợ 1191 1145 1164 1247 1120

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ năm 2015)

Nhận xét số liệu Bảng 2.11 có thể thấy, sau 5 năm thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (CT167), huyện Đức Cơ đã cơ bản giải quyết nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong 5 năm thực hiện chương trình (2011-2015), huyện đã xây dựng được 370/383 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, với số vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội là 2,864 tỷ đồng và 3,007 tỷ đồng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Còn 12 căn nhà được đưa ra khỏi đề án do các đối tượng thụ hưởng được hỗ trợ làm nhà từ các nguồn vốn khác như nhà “Đại đoàn kết”, nhà tình thương... hoặc có trường hợp đối tượng đã chuyển nơi cư trú, đã chết do bệnh tật. Bên cạnh việc huy động thêm nguồn lực tài chính hỗ trợ từ các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, huyện đã chủ động trích kinh phí từ nguồn tiết kiệm chi 10% để hỗ trợ một số gia đình đặc biệt khó khăn làm nhà ở...

- Hỗ trợ về điều kiện sống

Tiếp tục xem xét tiêu chí hỗ trợ về điều kiện sống. Bảng 2.12 sẽ cung cấp rõ nét hơn về điều kiện sống của người dân. Tỷ trọng hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng tăng chứng tỏ khả năng tiếp cận với nguồn điện quốc gia của các hộ dân được tăng cường.. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xóa đói giảm nghèo và đô thị hóa, hiện đại hóa trên phạm vi toàn huyện.

Bảng 2.12. Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước và hố xí hợp vệ sinh phân theo thị trấn, xã

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt 87.15 90 93.95 94.5 95

Thị trấn 92.3 95 99.9 100 100

Các xã 82 85 88 89 90

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt

hợp vệ sinh 85 86.5 88.5 89.5 89.5 Thị trấn 90 92 94 95 95 Các xã 80 81 83 84 84 Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh 80 82.5 86.5 88 88.4 Thị trấn 90 93 95 97 97.5 Các xã 70 72 78 79 79.3

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ năm 2015)

Cùng với điện thắp sáng, tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 2015 tăng 8% so với năm 2011. Mức độ tăng của thị trấn từ 90% năm 2011 lên 97% năm 2015, mức độ tăng của các xã từ 70% năm 2011 lên 79,3% năm 2015. Số liệu này cho thấy điều kiện vệ sinh của nhân dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn đang được cải thiện theo chiều hướng rất tích cực. Tuy nhiên vẫn cần phải thấy rằng, gần 20% hộ sử dụng hố xí không hợp vệ sinh ở các xã là con số không nhỏ, nó phản ánh một thực tế là đời sống của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn vẫn còn nghèo, sống với điều kiện vệ sinh không được đảm bảo.

Không tăng mạnh như tỷ lệ sử dụng điện và tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, nhưng tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (bao gồm mước máy, nước mưa, nước giếng khoan và giếng đào được bảo vệ) cũng tăng rất đáng

kể. Mức độ tăng của thị trấn từ 90% năm 2011 lên 95% năm 2015, mức độ tăng của các xã từ 80% năm 2011 lên 84% năm 2015. Hiện tại nước sinh hoạt trên địa bàn huyện sử dụng nguồn nước từ 2 giếng khoan ở Ia Dom, 6 giếng khoan dưới 50m do dân tự làm ở Ia Kla, 833 giếng đào ở 10 xã, thị trấn, các khu vực khác sử dụng giếng đào, giếng khoan riêng rẽ cho từng hộ gia đình hoặc từng đơn vị. 2 giếng khoan ở Ia Dom, cung cấp cho khu vực trung tâm thị trấn với năng lực 2.000m3/ngày đêm với tỷ lệ dân được phục vụ 65%. Số còn lại trong khu vực đô thị, các xã vùng nông thôn hiện nay sử dụng giếng đào, giếng khoan, nước sông suối, nước mưa, về mùa khô nguồn nước khan hiếm, kể cả cho sinh hoạt cũng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89,5%. Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh khu vực nông thôn 9346 hộ chiếm 78%. Tại khu vực nông thôn các xã, tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh như nước khe, nước giếng đào không được bảo vệ và các nguồn nước không hợp vệ sinh khác vẫn khá cao, chiếm 16%. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nhanh chóng xây dựng và triển khai các chương trình để đưa nước sạch về nông thôn, đây chính là bước khởi đầu cho mục tiêu lâu dài để cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Như vậy, với tỷ lệ trên 90% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh, điện sinh và hố xí hợp vệ sinh, huyện Đức Cơ đang nỗ lực để đến năm 2020 có 100% số họ được dùng hố xí hợp vệ sinh, trên 96% số hộ được sử dụng nước và điện sinh hoạt.

- Hỗ trợ về thông tin

Bên cạnh diều kiện sống về nhà ở và điều kiện vệ sinh của hộ, phân tích Bảng 2.13 và Bảng 2.14 sẽ cho thấy thực tế theo tiêu chí hỗ trợ thông tin cho người dân nhằm phục vụ sinh hoạt thường ngày và hỗ trợ thông tin liên quan đến sản xuất cho người dân như: dự báo thời tiết, giá thị trường, loại cây con giống...

Bảng 2.13. Tỷ lệ hộ nghèo có ti vi, điện thoại và máy tính

ĐVT: %

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Máy điện thoại 74.6 77 80 80.2 80.2

Ti vi màu 87.9 88 88.1 88.3 88.35

Máy vi tính 14.7 17 20 20.2 20.51

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ năm 2015)

Theo Bảng 2.13 số liệu thống kê, năm 2011 tỷ lệ dân số có máy điện thoại là 74,6%; mức tăng nhẹ đến năm 2015, toàn huyện có 80% số hộ dân có máy điện thoại. Tương đương với mức tăng tỷ lệ máy điện thoại, năm 2011, toàn huyện có 87,9% số hộ có ti vi màu; bước sang năm 2015, toàn huyện có 88,35% số hộ có ti vi màu. Riêng tỷ lệ máy vi tính tăng nhanh, từ 14,7% năm 2011 tăng lên 20,51% năm 2015.

Tiếp tục xem xét Bảng 2.14 về tiêu chí số lượng thuê bao điện thoại và thuê bao internet. Tính đến hết năm 2015, tốc độ phát triển số thuê bao điện thoại và số thuê bao internet tăng hơn 120% so với năm 2014. Có thể thấy trong những năm gần đây, số lượng thuê bao điện thoại ở huyện Đức Cơ có tốc độ phát triển rất nóng và đây cũng là xu thế chung của xã hội.

Bảng 2.14. Số lượng thuê bao điện thoại và thuê bao internet

Số thuê bao điện thoại Số thuê bao internet Tổng số Trong đó: Di động Nghìn thuê bao 2011 4,40 2,20 2012 2,35 1,65 2013 2,07 1,55 2014 4,04 2,22 1,200 2015 4,50 3,10 1,412

Số thuê bao điện thoại Số thuê bao internet Tổng số Trong đó: Di động

Chỉ số phát triển ( Năm trước =100) - %

2011 100.00 124,97

2012 53.47 74,87

2013 88.13 94,41

2014 195.03 142,95

2015 111.44 139,73 117.67

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ năm 2015)

Như vậy, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, có thể thấy sự phát triển về số lượng công cụ và vật dụng hỗ trợ thông tin. Đây là những kênh thông tin rất quan trọng phụ vục người nghèo trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như hỗ trợ thông tin cho người nghèo trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)