Giải pháp về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 74 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Giải pháp về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Để phát huy những thành quả đã đạt được và thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu như giải quyết việc làm, đào tạo nghề, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu cua công tác giảm nghèo. Huyện Đức Cơ cần thực hiện 04 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020:

a. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò của đào tạo nghề đối với việc nâng cao nguồn nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dạy nghề và các hội đoàn thể liên quan từ huyện đến xã về các kiến thức, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ cho lao động nông thôn. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình có hiệu quả.

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về chủ trương, chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước cho đào tạo nghề, cho người học nghề nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho người lao động tích cực tham gia học nghề. Các tổ chức chính trị xã hội, Hội nghề nghiệp (đặc biệt là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên) tăng cường truyên truyền, tư vấn cho hội viên mình về chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập để giảm nghèo bền vững.

- Đổi mới nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, ban ngành triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vai trò, vị trí đào tạo nghề với phát triển kinh tế- xã hội.

- Các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho các tổ chức hội phụ trách, lựa chọn các lớp nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động và nhu cầu của xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, tránh tình trạng đào tạo mang tính hình thức không hiệu quả. Sàng lọc những nghề phù hợp, để khai thác thế mạnh tiềm năng có sẳn của địa phương. Nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường lao động, tạo việc làm để có kế hoạch đào tạo một cách phù hợp.

- Tạo mối liên hệ chặt chẽ đối với các doanh nghiệp, khu chế xuất công nghiệp để điều tra nghề cần tuyển dụng làm cơ sở cho việc đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Đẩy mạnh, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ gắn với khôi phục phát triển làng nghề.

b. Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề

- Thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người học nghề, giáo viên giảng dạy và chính sách tín dụng đối với người học nghề cho những đối tượng thuộc chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và hỗ trợ ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề.

c. Nâng cao chất lượng các lớp đào tạo nghề

- Căn cứ chương trình và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh để xây dựng chương trình giáo trình, tài liệu dạy nghề cho lao động nông thôn sát đúng với tình hình thực tế của địa phương, biên soạn chương trình giáo án theo đúng quy định, phù hợp với đối tượng đào tạo nghề.

- Nâng cao chất lượng các lớp dạy nghề. Bố trí giáo viên giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn. Đa dạng hoá các loại ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường.

d. Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề

- Thực hiện công tác khảo sát xác định nhu cầu học nghề, năng lực dạy nghề của cơ sở dạy nghề và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đào nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án.

-Tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng những gương điển hình tiên tiến trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tổ chức rà soát lại các nghề đào tạo cho lao động nông thôn, bảo đảm các nghề phải phù hợp nhu cầu thực tế của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của DN trên địa bàn.

- Đề nghị UBND tỉnh chuẩn hoá bộ chương trình dạy nghề nông nghiệp của tỉnh, bổ sung các nghề đào tạo mới phát sinh có hiệu quả.

- Tăng cường công tác tư vấn cho người lao động nông thôn, phân luồng đối tượng, tuổi đời, trình độ học vấn…

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; Ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện, kiểm tra giám sát đối với cấp xã; cấp xã kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)