Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 34 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

- Cơ chế chính sách giảm nghèo của nhà nước, của địa phương

+ Các chính sách, dự án giảm nghèo còn đầu tư dàn chải, có những bất cập nhất định, chưa có sự gắn kết, lồng ghép hiệu quả giữa một số chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội với chương trình giảm nghèo bền vững.

+ Các ngành và các huyện và thành phố chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời nhiệm vụ được phân công trong đề án. Chưa bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ đầu vào của đề án để xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện. Sự điều phối giữa các chương trình, đề án chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời… do đó hạn chế hiệu quả trong công tác chỉ đạo và sử dụng các nguồn lực.

+ Ngân sách trung ương, tỉnh, huyện hạn hẹp và việc huy động các nguồn lực khác trên địa bàn còn hạn chế.

- Nhân tố thuộc bản thân người nghèo:

+Ý thức thoát nghèo của người dân: Sự ỷ lại của người dân khi được nhận hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo. Hiện nay, người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHTY, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở,....), dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, không phấn đấu sản xuất vươn lên thoát nghèo.

+Trình độ học vấn thấp nên công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác, phong tục tập quán của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được tích cực đổi mới, trình độ canh tác còn thấp kém.

- Bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo:

+ Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa tương xứng với tiềm năng của một số địa phương.

+ Công tác phối kết hợp giữa các Sở, Ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và địa phương trong việc thực hiện công tác giảm nghèo chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Công tác kiểm tra giám sát của các cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)