6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng đào tạo nghề, nâng cao năng lực và giải quyết việc làm
Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo; nhiều chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm được ban hành và triển khai thực hiện như: Chính sách dạy nghề cho thanh niên, chính sách dạy nghề cho người nghèo, người tàn tật, dạy nghề cho phụ
nữ, chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để giải quyết việc làm… Công tác xuất khẩu lao động thời gian qua đã được chú trọng, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động. Xác định giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH. Công tác dạy nghề cho người nghèo trên địa bàn huyện được quan tâm; các cấp, ngành đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ học nghề cho người nghèo, cơ bản đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo, các trung tâm đào tạo nghề được xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi về quản lý cũng như cơ sở vật chất cho việc đào tạo nghề cho người nghèo. Theo đó, công tác dạy nghề cho người nghèo, gắn với giải quyết việc làm là một trong những giải pháp giải quyết một số khó khăn cho người nghèo như thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề phù hợp... Qua Bảng 2.3 có thể thấy công tác đào tạo nghề cho hộ nghèo tại huyện Đức Cơ đã có những kết quả nhất định.
Bảng 2.3. Số lượng người thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề mới và được giải quyết việc làm hàng năm (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn dưới 3 tháng)
ĐVT: người
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số lượng người nghèo được
đào tạo nghề 480 217 82 68 266
Số lượng người nghèo tham gia đào
tạo nghề được giải quyết việc làm 288 53 27 39 178
Cơ cấu % Tỷ trọng tổng số người nghèo
được đào tạo nghề 100 100 100 100 100
Tỷ trọng người nghèo tham gia đào
tạo nghề được giải quyết việc làm 60 24,6 33 56,7 67
Số lượng người nghèo được tham gia đào tạo nghề được giải quyết việc làm trong năm 2011 là 288 người (chiếm 60% tổng số lượng người nghèo được đào tạo nghề), năm 2012 giảm mạnh còn 53 người (chiếm 24,6%), năm 2013 là 27 người (chiếm 33%), năm 2014 tăng lên 39 người (chiếm 56,7%)và năm 2015 tăng khá cao 178 người (chiếm 67%, năm 2015 là năm thực hiện đề án về đào tạo nghề mới của UBND huyện). Qua số liệu phân tích thì số lượng người nghèo được tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm không ổn định.
Nguyên nhân chính cũng đã phân tích ở phần trên, phần thực trạng nghèo trên địa bàn huyện. Cũng cần xem xét kỹ hơn vì hầu hết người nghèo thiếu tư liệu sản xuất nên khi tham gia đào tạo nghề chủ yếu tập trung đào tạo các nghề sản xuất nông nghiệp, có thời gian đào tạo ngắn, lấy công lao động làm thu nhập. Vì vậy, khi ngành nông nghiệp như cao su, cà phê trên địa bàn huyện không phát triển mạnh sẽ dẫn đến cầu về lao động phổ thông giảm, từ đó số lượng người nghèo tham gia đào tạo nghề và được giải quyết việc làm giảm đi rõ rệt.
Hơn nữa, trong những năm 2013 – 2014, ngân sách cho công tác giảm nghèo cấp cho huyện giảm. Một phần, vì các chương trình dự án giảm nghèo của huyện đã kết thúc, một phần vì thực hiện chủ trương của huyện ủy rà soát lại toàn bộ công tác đào tạo dạy nghề trên địa bàn huyện từ đó lập kế hoạch thực hiện công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện phải đúng lúc, đúng đối tượng và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người nghèo tham gia học nghề ngày một giảm.
2.2.2. Thực trạng hỗ trợ tín dụng cho phát triển sản xuất
Hỗ trợ tín dụng cho phát triển sản xuất trong công tác giảm nghèo thực chất là hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; vì sản xuất nông nghiệp để thoát nghèo không cần nhu cầu vốn quá lớn, chu kỳ sản xuất ngắn giúp quay vòng vốn nhanh. Thực tế cho thấy, tiềm năng và vai trò của nông nghiệp là rất to lớn, cả hiện tại và tương lai, đặc biệt với công tác giảm nghèo. Mở rộng quy mô, đa
dạng hoá các kênh, sản phẩm dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp là điều kiện và là cơ hội mới cho cả nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp cũng như tổ chức tín dụng, cũng như cho phát triển KT - XH theo yêu cầu giảm nghèo và phát triển bền vững. Các hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo tiếp tục được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Thông qua việc thành lập các tổ vay vốn do các Hội, đoàn thể phụ trách, người dân đặc biệt là hộ nghèo đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay như vay vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay vốn học sinh, sinh viên, vay nước sạch và vệ sinh môi trường.... Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa mạnh dạn vay vốn hoặc có vay vốn nhưng sử dụng vốn trong sản xuất chưa thật sự hiệu quả.
Bảng 2.4. Số lượng vốn hỗ trợ thông qua các chương trình giảm nghèo
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số vốn cam kết cho các
chương trình, dự án giảm nghèo (ĐVT: tỷ đồng)
70 70 86,8 80 80,3
Số vốn đã giải ngân (ĐVT: tỷ đồng) 57,264 66,893 71,90 73,275 68,731 Số hộ nghèo được vay ưu đãi qua
Ngân hàng chính sách xã hội (số hộ) 496 681 645 1035 552 Số vốn vay ưu đãi qua Ngân hàng
chính sách xã hội ( ĐVT: tỷ đồng) 9,517 14,203 24,349 17,529 18,444
Cơ cấu % Tỷ trọng tổng số vốn cam kết cho
các chương trình, dự án giảm nghèo 100 100 100 100 100
Tỷ trọng số vốn đã giải ngân 81,81 95,56 82,83 91,59 85,59 Tỷ trọng số vốn vay ưu đãi qua
Ngân hàng chính sách xã hội ( ĐVT: tỷ đồng)
13,60 20,29 28,05 21,91 22,97
Nguồn tín dụng hỗ trợ người nghèo gồm: vốn ngân sách nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi thông qua các chương trình dự án như 30A, 135 giai đoạn 3, nông thôn mới… và vốn được hỗ trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại từ các dự án mang yếu tố vay của nước ngoài như Dự án Tam nông, Dự án FLIC, Dự án bạn hữu và trẻ em…
Bảng 2.4 cho thấy thực trạng hỗ trợ tín dụng của huyện Đức Cơ trong những năm gần đây. Thực trạng tổng số vốn cam kết cho các chương trình dự án cụ thể như sau: tổng số vốn cam kết năm 2011 là 70 tỷ đồng, giải ngân được 81,81% so với cam kết; năm 2012 tổng số vốn cam kết vẫn là 70 tỷ đồng, giải ngân đạt 95,56% kế hoạch; sang năm 2013 tổng số vốn cam kết tăng lên 86,8 tỷ đồng, giải ngân đạt 82,83% kế hoạch vốn cam kết; bước sang năm 2014 tổng số vốn cam kết giảm nhẹ còn 80 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân được là 91,59% kế hoạch; năm 2015 số vốn cam kết cho huyện không có sự thay đổi lớn, mức vốn cam kết là 80,3 tỷ đồng, giải ngân đạt 85,59% kế hoạch vốn. Có thể thấy tình hình giải ngân vốn hỗ trợ cho người nghèo đạt được kết quả nhất định nhưng tỷ lệ giải ngân còn chưa cao, thiếu sự ổn định và chưa tận dụng được triệt để nguồn vốn. Để xảy ra hạn chế trên do hai nguyên nhân:
+ Thứ nhất, năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế, còn lúng túng trong chuyên môn khi tiếp cận các nguồn vốn mới của các chương trình dự án giảm nghèo mới như: cách thức tổ chức triển khai thực hiện, qui định giải ngân vốn...
+ Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ chính người nghèo không đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu để được hỗ trợ tín dụng.
Vì vậy, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cho dội ngũ cán bộ tín dụng là vấn đề then chốt; đồng thời, rà soát tòan bộ vướng mắc nguyên nhân của hộ nghèo không được hỗ trợ tín dụng. Từ đó, đề ra giải pháp thúc đẩy tăng tỷ lệ giải ngân vốn ngày càng hiệu quả hơn.