KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3,1 triệu người, đứng thứ tư cả nước; Việc xóa đói, giảm nghèo thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo luôn được sự quan tâm của UBND tỉnh Nghệ An, các cấp, các ngành và nhận được sự đồng thuận nhất trí cao của nhân dân. Trên cơ nguồn lực đầu tư của nhà nước cho việc mua con giống còn có những chương trình hỗ trợ về hướng đẫn kỹ thuật chăn nuôi, làm chuồng trại, trồng cỏ ...

Từ năm 2013 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thực hiện được một số mô hình chăn nuôi giảm ngheò như sau:

- Năm 2013: Dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi bò lai sind sinh sản được triển khai thực hiện trên quy mô 44 hộ nghèo với số con giống đầu tư ban đầu là 44 con tại 2 huyện gồm: Huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu.Với tổng mức đầu tư của nhà nước là 600 triệu đồng.

- Năm 2014, Dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi gà ác được triển khai thực hiện tại huyện Anh Sơn với quy mô 5330 con với tổng mức đầu tư của nhà nước là 400 triệu đồng.

- Năm 2015, Dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi bò laisind sinh sản 36 con tại 2 huyện gồm: Huyện Tân Kỳ, huyện Nam Đàn.

Trong các mô hình đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì mô hình chăn nuôi bò lai sinh sinh sản và chăn nuôi bò địa phương sinh sản là cho hiệu quả về mặt kinh tế xã hội thiết thực nhất. Các hộ nghèo tham gia dự án đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững.

Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Nghệ An đã đạt một số kết quả nhất định từ mô hình chăn nuôi thoát nghèo bền vững như:

+ Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi bò lai sind và bò địa phương sinh sản nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển chăn nuôi bò theo hướng bền vững, tăng thu nhập cho các hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo.

+ Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nghèo tạo điều kiện cho làm thay đổi dần từ tập quán chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi tập trung và chăn nuôi bán thả. Từ các mô hình chăn nuôi bò laisind và bò địa phương đúc rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng trên toàn tỉnh.

1.4.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Hải Dương

Hải Dương vốn là tỉnh nghèo trong khu vực đồng bằng Sông Hồng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức độ gia tăng dân số khá cao, kết cấu hạ tầng thấp kém. Thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt khá cao, cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xóa đói gảm nghèo có hiệu quả, đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách giảm nghèo và chương trình

giảm nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đề ra những bước đi, mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Giảm nghèo bền vững chống tái nghèo hoặc nghèo phát sinh; khắc phục chênh lệch mức sống giữa các khu vực, địa phương vừa là mục tiêu, vừa là chiến lược lâu dài, nâng cao đời sống nhân dân. Đây là công việc khó khăn, gian nan, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ của Đảng, chính quyền và nhân dân trong quá trình thực hiện. Từ quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tỉnh Hải Dương đúc rút một số bài học kinh nghiệm bước đầu:

- Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh và các huyện cần phải điều tra, khảo sát sâu sắc tình hình cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng để đưa ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả. Cần thu hút và huy động được được các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước giúp đỡ các đối tượng nghèo (hỗ trợ tài chính; kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật). Đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững thành tiêu chí quan trọng trong phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

- Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, cách thức, bao phủ rộng thì chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng. Một trong những kinh nghiệm hiệu quả của Hải Dương là sử dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, vận động một cách sâu rộng đến người dân. Hình thức tuyên truyền: qua đài phát thanh, truyền hình; qua báo

chí; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp thôn, làng...

- Ba là, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Tăng trưởng kinh tế ổn định là sơ sở, tiền đề nguồn lực cho giảm nghèo bền vững. Vì thế, tỉnh Hải Dương tập trung khắc phục những khó khăn, huy động mọi tiềm năng để giữ ổn định và từng bước đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thực hiện bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối tượng yếu thế trong xã hội: đẩy mạnh chính sách giải quyết việc làm cho người dân nghèo; hỗ trợ việc mua bảo hiểm y tế cho người dân nghèo; trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro... Do giảm nghèo là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội nên các trụ cột khác thuộc chính sách an sinh xã hội sẽ tác động, hỗ trợ chính sách giảm nghèo. Cho nên, phải có những biện pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả, nhanh chóng.

- Bốn là, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giảm nghèo về: hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện; huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính); xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; kinh nghiệm về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững;... Ngoài ra, phải thường xuyên nghiên cứu, trao đổi với các địa phương khác trong khu vực và cả nước để học tập những kinh nghiệm, sáng tạo.

- Năm là, phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của những đối tượng thuộc hộ nghèo. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng, đóng vai trò là chủ thể của chính sách giảm nghèo bền vững. Tỉnh cần tuyên truyền giáo dục và có biện pháp hữu hiệu để mỗi hộ nghèo thấy được trách nhiệm trong việc giảm nghèo; tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước . Nâng cao ý thức tự lập vươn lên của mỗi hộ dân và cộng đồng dân cư để khẳng định mình trong xã hội, có trách nhiệm cải thiện và nâng cao đời sống của bản thân và gia đình trước sự phát triển, đi lên của xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Đức Cơ nẳm về phía Tây tỉnh Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên là 72.312,11 ha chiếm 4,6% toàn tỉnh (đứng thứ 8 trong tỉnh) với 10 đơn vị hành chính gồm 9 xã và 01 thị trấn; huyện nằm tiếp giáp với biên giới Cam Pu Chia. Vị trí cụ thể của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Ia Grai; Phía Đông giáp huyện Chư Prông; Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia); Phía Nam giáp huyện Chư Prông.

Huyện có tuyến quốc lộ 19 đi qua nối thông với tuyến đường 78 phía Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đi tỉnh Ratanakiri (Campuchia), trên địa bàn huyện có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, một địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu và thương mại biên mậu của tỉnh Gia Lai, huyện nằm trong vùng trung tâm của Tam giác phát triển ba nước Campuchia- Lào- Việt Nam. Trong đó có tuyến hành lang nối từ cảng biển Quy Nhơn qua cửa khẩu Lệ Thanh sang Campuchia, qua Thái Lan nối ra cảng biển Myanma. Ngoài ra đi qua địa bàn huyện có quốc lộ 14C là trục phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng nối dọc từ Bắc đến Nam với các tỉnh Tây Nguyên. Với vị trí địa kinh tế như vậy huyện có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các cơ hội về giao lưu kinh tế với các khu vực khác trong vùng, quốc tế.

b. Địa hình, khí hậu, thủy văn

huyện khá phức tạp, được hình thành trong nhiều giai đoạn kiến tạo xảy ra mạnh dẫn đến có nhiều đoạn đứt gãy, uốn nếp và chia cắt mạnh với nhiều kiểu địa hình. Ở phía Bắc phổ biến là dạng đồi lượn sóng và núi thấp trung bình. Phía Nam và Tây Nam địa hình thoải dần nên tương đối bằng phẳng. Nhìn chung lãnh thổ toàn huyện ở độ cao trung bình 350 - 400m so với mực nước biển và chia thành hai loại địa hình chủ yếu như sau:

- Địa hình đồi núi thấp ở phía Bắc có độ cao từ 400 - 500m, chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của huyện, thấp dần về phía Nam và phía Đông Nam, có độ dốc khá lớn từ 10 độ đến 25 độ, địa hình bị cắt mạnh.

- Địa hình lượn sóng, bằng phẳng và thấp trũng về phía Tây Nam, chiếm 55% diện tích tự nhiên của huyện, có độ cao trung bình từ 170 - 300m. Độ dốc bình quân dưới 15 độ, địa hình tương đối bằng phẳng. Khu vực thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày. Huyện Đức Cơ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên. Hằng năm khí hậu chia hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

- Mùa khô thường bị khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc.

- Mùa mưu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80-90% lượng mưa cả năm, đồng thời cũng có gió mùa thổi theo hướng Tây Nam. Hầu như quanh năm không có bão và sương muối.

- Nhiệt độ trung bình năm 21,70 độ C; Lượng mưa trung bình năm khoảng 2300-2400 mm; Độ ẩm trung bình năm 85%.

Lượng bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm) nhưng có sự khác biệt theo mùa. Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kì có bức xạ cao vào tháng 4 và tháng 5 (đạt 400-500cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300-400cal/cm2/ngày.

c. Đất đai, tài nguyên

Điều kiện thổ nhưỡng của huyện tương đối đa dạng, màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu... Địa bàn có 6 nhóm và 11 loại đất, trong đó phổ biến là đất nâu đỏ và tím trên đá Bazan (45.050ha) chiếm 62,3% diện tích đất tự nhiên thích hợp với trồng cao su và cà phê, đất vàng đỏ trên đá Granít (12.230ha) chiếm 16,91% chủ yếu phân bổ phía Tây Bắc huyện, đất xám trên đá Granít (7.580ha) chiếm 10,48% chủ yếu phân bổ phía Tây Nam và Tây Bắc, đất đỏ vàng trên đá sét Gnai + Phiến đá mi ca (5.120ha) chiếm 7,08% phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam, đất xói mòn trơ sỏi đá (1.112ha) chiếm 1,54% diện tích huyện, phấn bố ở đỉnh đồi, chỏm đồi, vách dốc rải rác ở phía Bắc và Nam cần giữ nguyên thực bì và trồng rừng cải tạo đất, đất dốc tụ thung lũng (627ha) chiếm 0,87% diện tích tự nhiên của huyện được phân bố rải rác ở phía nam của huyện trên các hợp thủy ven sông suối, diện tích đất vùng này hầu hết đã được khai thác trồng lúa nước.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GTSX của huyện giai đoạn năm 2011 - 2015 là rất cao do xuất phát điểm về quy mô kinh tế của huyện các năm mốc 2000, 2005 còn khá thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, trong đó ngành nông lâm nghiệp có đóng góp lớn nhờ vào mở rộng quy mô diện tích cây công nghiệp. Tuy nhiên, xét về triển vọng cho giai đoạn 2011-2020 khả năng mở rộng về quy mô diện tích cho các cây trồng chủ lực để tạo ra tăng trưởng là không còn, việc nâng cao năng suất của một số sản phẩm nông nghiệp chính như cao su, cà phê sẽ khó tạo ra đột phá do năng suất hiện nay cũng đã tới ngưỡng và tùy thuộc vào độ tuổi của cây.

1994 (2.524 tỷ đồng giá so sánh năm 2010) đóng góp 5,4% GTSX toàn tỉnh. Mặc dù, giai đoạn 2011-2015 quy mô nền kinh tế huyện đã có nhiều thay đổi tích cực, năm 2015 quy mô tăng gấp 2,7 lần so năm 2010.

- Tốc độ tăng GTSX giai đoạn 2011-2015 đạt 12.17%/năm. Trong đó: Ngành Nông, lâm, thủy sản tăng 10,54%/năm; Ngành Công nghiệp- Xây dựng tăng 13,78%/năm; Ngành Dịch vụ tăng 12.21%/năm. Xét về xu thế tăng trưởng GTSX các giai đoạn thì tốc độ tăng các ngành giai đoạn 2015-2010 có xu hướng giảm hơn so với giai đoạn 2005-2010 (khoảng 3,6%).

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 17,2 triệu đồng tăng 1,4 lần so với năm 2010 (12,3 triệu đồng/người).

b. Dân số, lao động

- Về dân số

+ Tổng dân số huyện năm 2015 là 64.882 người chiếm 4,67% so với dân số của Tỉnh. Trong đó: tỷ lệ dân số theo giới tính nam chiếm 49,55%, nữ chiếm 50,45%. Mật độ dân số toàn huyện đến năm 2012 là 89 người /km2) tương đương với mật độ dân số toàn tỉnh, thấp hơn so với mật độ Vùng (95 người/km2); Dân số tập trung đông nhất ở thị trấn Chư Ty mật độ đạt 680 người/km2 (thành phố Pleiku là 806 người/km2); Mật độ dân số chia ra 02 khu vực rõ rệt: Khu vực tập trung dân số mật độ cao là các xã phía đông bắc gồm Ia Dơk, IaKla, IaKrel, Ia Din (137-142người/km2); Khu vực có mật độ dân số thấp là các xã phía Nam và Tây Nam gồm IaPnôn, Ia Kriêng, IaDom (34-40người/km2).

+ Phân bố dân cư trên địa bàn tập trung ở thị trấn Chư Ty và khu vực các xã phía đông bắc huyện do khoảng cách gần hơn tới các khu vực phát triển của Tỉnh (điểm gần nhất cách thành phố Pleiku khoảng 15-20km); Đây là khu vực có điều kiện để hình thành và phát triển các điểm tập trung dân cư với quy mô lớn hơn gắn với hạ tầng dịch vụ xã hội.

- Về lao động

+ Quy mô lao động tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015: Năm 2010 là 27.601 người chiếm 55% dân số, năm 2015 tăng lên đạt là 35.685 người chiếm 55% tổng dân số, trong đó năm 2015 số người trong độ tuổi là 32.071 người. Tỷ lệ lao động so với dân số có xu hướng ngày càng tăng lên, phản ánh việc tăng lên của số việc làm trong nền kinh tế tương ứng với sự tăng lên của lực lượng lao động tại huyện (bình quân mỗi năm tăng lên khoảng 1.200 lao động giai đoạn 2000-2012).

+ Với đặc điểm của một huyện phát triển về nông nghiệp, lao động tập

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 35)