6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông
nông thôn
UBND huyện trong những năm qua đã tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã nghèo, thực hiện đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ đề ra đến năm 2020, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
a. Đối với đường giao thông
Phát triển mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Đức Cơ gồm 02 tuyến đường Quốc lộ, 01 tuyến tỉnh lộ, 12 tuyến huyện lộ, 41 tuyến đường xã tạo thành hệ thống đường xương cá từng bước đồng bộ. Định hướng tập trung ưu tiên các tuyến đường có lưu lượng hàng hóa lớn, các tuyến kết nối với các trung tâm động lực phát trển các khu vực vùng sâu, vùng xa để tạo thành mạng lưới đường có tính liên hoàn phục vụ thuận tiện các hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện.
- Đường xã: Toàn huyện có 45 tuyến đường xã tổng chiều dài 88,25km. Đến năm 2020 hoàn thành nâng cấp lên cấp V miền núi.
- Đường đô thị: Xây dựng các tuyến giao thông đô thị (bao gồm thị trấn Chư Ty và khu trung tâm khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh) tuân thủ theo quy hoạch chung và các quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
Xây dựng tuyến tránh phía Bắc thị trấn Chư Ty điểm đầu từ xã Ia Krel, điểm cuối xã Ia Kla theo tiêu chuẩn cấp đường 19, đảm bảo vận tải hành khách, hàng hóa lưu thông trên tuyến Quốc lộ 19 không giao cắt với khu vực đô thị Chư Ty.
- Đường giao thông thôn, bản: Thực hiện theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới từng bước đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới.
b. Đối với thủy lợi
- Phát triển thủy lợi theo hướng khai thác, sử dụng tổng hợp. Coi trọng phát triển thuỷ lợi phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đồng thời phải giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, phát triển thủy điện.
- Gắn phát triển thủy lợi với giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai. Nâng cao khả năng chủ động và mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai bão lụt để giảm thiểu tổn thất. Có kế hoạch và biện pháp thích hợp cho từng vùng, chủ động phòng chống hoặc thích nghi, né tránh.
- Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư xây dựng công trình thủy lợi mới với duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có. Khai thác các công trình thủy lợi vừa và nhỏ theo hướng Nhà nước bảo đảm việc hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để phát huy mạnh mẽ vai trò của cộng đồng, khuyến khích thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước tưới.
- Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết:
Phát triển các công trình hồ chứa có dung tích lớn từ 3-5ha, trữ nước về mùa khô, cấp nước sinh hoạt, tạo cảnh quan phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản. Các công trình thủy lợi quan trọng để phát triển sản xuất ở các xã có tiềm năng đất lớn như xã Ia Nan, Ia Dom, Ia Pnôn, Ia Kriêng.
+ Tập trung đầu tư nâng cấp và kiên cố hóa các công trình thủy lợi hiện có, đảm bảo vận hành chủ động, nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy lợi hiện có, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ.
+ Đầu tư xây dựng nâng cấp quy mô phục vụ của các công trình thủy lợi gồm hệ thống hồ chứa như làng Neh 1 (xã Ia Din), Ia Kreng Net (Ia Pnôn) Plei Ngol Le 2 (Ia Krêl), Ia Ban 1(Ia Pnôn), Ia Lâm (Ia Krêl), và một số công trình thủy lợi khác như đập IaKel 1 (Ia Kla), Ia Drăng (xã Ia Nan) trong đó vừa cung cấp nước phát triển sản xuất, vừa trữ nước mùa mưa để chống hạn mùa khô. Bố trí quỹ đất để phát triển thủy lợi khoảng 47ha đến năm 2020.
+ Khuyến khích ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (như tưới phun, tưới nhỏ giọt…) cho các cây công nghiệp dài ngày (cà phê, hồ tiêu…) để tiết kiệm nước và nâng cao giá trị sản phẩm.
+ Nghiên cứu khai thác hợp lý nguồn nước ngầm cấp cho dân sinh và tưới cây trồng cạn.
- Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt
- Xây dựng kè cho các sông, suối đảm bảo dòng chảy, giảm nhẹ các nguy cơ thiên tai, lũ lụt vào mùa mưa.
- Yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích hợp ở những vùng luôn bị ngập nặng vụ mùa.
- Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở những khu vực đầu nguồn để giảm lũ và cải thiện nguồn nước mùa kiệt, cải tạo môi trường sinh thái nông - lâm nghiệp.
- Quản lý và bảo vệ nguồn nước
- Quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng nguồn nước tại các sông, suối chính như Ia Krêl, Ia Krêng, Ia Pnôn, Ia Puch...
- Nghiên cứu và có giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái do thực hiện các dự án thủy lợi, thủy điện, giao thông… ở lưu vực
sông, suối của huyện.
c. Đối với nước sinh hoạt
- Cung cấp nước sạch cần phải đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng của nhân dân trong huyện. Chú trọng xây dựng hệ thống cấp nước đô thị, đồng thời quan tâm phát triển cấp nước cho khu vực nông thôn, các khu công nghiệp, khu du lịch.
- Có phương án sử dụng nguồn nước ngầm, nguồn nước mặt hợp lý phù hợp với từng địa bàn. Coi trọng việc bảo vệ khai thác nguồn nước. Ngoài các công trình cấp nước đã có cần xây dựng thêm các công trình hồ chứa nước, các công trình đập tràn để tận dụng giữ và điều tiết nước đảm bảo nguồn nước cấp cho nhu cầu phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch.
- Khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả các công trình cấp nước hiện có; đồng thời mở rộng, đầu tư xây dựng mới các công trình cấp nước. Song song với đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống cấp nước, chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình cấp nước hiện có, đặc biệt là các hệ thống cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn.
- Kết hợp đầu tư hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn ở trung tâm huyện và đầu tư nhỏ ở các xã, thị trấn theo chương trình cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn.
- Tranh thủ thu hút các nguồn vốn ODA, NGO; kết hợp nhà nuớc và nhân dân cùng làm, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, nhà máy nước, trạm cấp nước và được thu tiền sử dụng nước của các hộ gia đình.
- Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân đô thị được dùng nước hợp vệ sinh với tiêu chuẩn bình quân 100-120 lít/người/ngày, cơ bản dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
d. Đối với HTX nông nghiệp
Kinh tế hợp tác, HTX được coi là một thành phần kinh tế quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong những năm qua, kinh tế hợp tác nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng ở huyện Đức Cơ đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy còn ở mức độ khác nhau nhưng các HTX nông nghiệp đã chủ động vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Những kết quả và thành tích đã đạt được ngày càng khẳng định vai trò, vị thế và sự phát triển của kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp.
HTX nông nghiệp là tổ chức có vai trò làm cầu nối giữa chính quyền địa phương với người dân, góp phần giải quyết các mối quan hệ trong sản xuất, lao động giữa HTX với các cơ quan nhà nước, các tổ chức KT - XH khác có liên quan đến đời sống người lao động. Tiếp nhận và chuyển giao các chương trình mục tiêu quốc gia; ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật giúp nông dân sản xuất với năng suất, chất lượng cao hơn và đời sống người dân được cải thiện.HTX nông nghiệp trong giai đoạn sắp tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Xây dựng mạng lưới cung cấp thuốc bảo vệ thực vật, thú y, thức ăn gia súc, hệ thống các đại lý cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, công cụ sản xuất , coi công tác giống như là một khâu tạo tiền đề, đột phá để phát triển nông nghiệp đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân.
- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
- Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới, gồm: Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã;
- Hỗ trợ, tư vấn trong việc mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.