7. Cấu trúc của luận văn
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP TẠI ĐÀ NẴNG
2.1.1. Tổng quan về ngành Ngân hàng giai đoạn 2016 - 2017
a. Tình hình ngành ngân hàng giai đoạn 2016 -2017
Với đặc thù của một nền kinh tế mới phát triển và dựa nhiều vào vốn, ngành ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhìn chung các ngân hàng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn non trẻ với nghiệp vụ chủ yếu là kinh doanh cho vay vốn.
Trong nhiều năm qua, tỉ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay thông thƣờng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng thu nhập tại hệ thống ngân hàng, bình quân khoảng 75-80%. Chính vì đặc thù trên, các ngân hàng đang chạy đua trong việc tăng trƣởng tín dụng để làm tăng thu nhập lãi thuần, tối ƣu hóa hệ thống để gia tăng chênh lệch lợi nhuận giữa hoạt động đi vay và cho vay (chỉ số NIM). Các ngân hàng có con số tăng trƣởng thu nhập lãi thuần vô cùng ấn tƣợng là MBB (41%), HDB (34%), VPBank (36%) cao hơn hẳn so với bình quân 13 ngân hàng đứng đầu là 24.04%.
Các nguồn thu nhập khác bao gồm thu phí dịch vụ, đầu tƣ chứng khoán, kinh doanh ngoại hối...chiếm tỷ trọng nhỏ và ít có khả năng tác động đột biến đến lợi nhuận sau thuế.
Yếu tố cuối cùng tác động đến lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng chính là việc trích lập dự phòng. Sau thời gian dài 8-9 năm liên tục phải trích lập dự phòng rất lớn 40-50% khoản lãi hằng năm, đến năm 2017 rất nhiều ngân hàng đã bắt đầu trích lập xong các khoản nợ xấu phát sinh sau khủng hoảng nhà đất năm 2009 -2010. Việc giảm tỷ lệ trích lập khiến cho lợi nhuận
ghi nhận sẽ tăng đột biến, chƣa kể các khoản có thể hoàn nhập do thu hồi đƣợc nợ xấu.
Dự báo trong các năm tới, chính sách chung của hầu hết các ngân hàng vẫn là đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động cho vay, tăng trƣởng lãi thuần từ đó nâng cao lợi nhuận sau thuế.
Hình 2.1. Tăng trưởng lãi thu nhập lãi thuần 2017 tại một số ngân hàng
(Nguồn: Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2018 - www.dnse.com.vn)
Từ năm 2013 tới nay, cho vay khách hàng toàn ngành luôn tăng trƣởng dƣơng. Điều này tác động tích cực tới các ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô liên tục có diễn biến tốt. Cụ thể, các khoản vay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (chiếm 80% tổng dƣ nợ) trong khi lĩnh vực Bất động sản vốn không tạo ra dòng tiền liên tục thì tốc độ tăng trƣởng đã chậm lại. Trong năm 2017, tốc độ tăng trƣởng tín dụng toàn ngành đạt 18,17%, tuy nhiên dƣ nợ cho vay đối với hoạt động xây lắp tăng 9,9% và hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ tăng 5,9%. Cơ cấu tín dụng dịch chuyển vào các lĩnh vực tạo ra dòng tiền, giá trị thặng dƣ lớn giúp dòng vốn liên tục luân chuyển, tránh ứ đọng và hạn chế tình trạng bong bóng bất động sản, vốn là nguyên nhân chính gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2012.
Hình 2.2. Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng qua các năm
(Nguồn: Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2018 - www.dnse.com.vn)
Hiện nay, 3 ngân hàng TMCP có thị phần tín dụng cao nhất hệ thống (chiếm hơn 33%) đó là BIDV (13.25%) với mức dƣ nợ tín dụng 866 nghìn tỷ đồng, theo sau là CTG (12.1% - dƣ nợ 791 nghìn tỷ đồng) và VCB (8.32% - dƣ nợ 543 nghìn tỷ đồng).
Mức huy động cao nhất cũng thuộc về 3 ông lớn là BIDV, VCB và CTG. Tuy nhiên mức tăng trƣởng huy động vốn mạnh nhất lại nằm ở ngân hàng Tienphong bank và ngân hàng Phƣơng Đông OCB.
Chỉ số thanh khoản toàn hệ thống LDR (Dƣ nợ cho vay/Vốn huy động) luôn là vấn đề đáng lƣu tâm tại các ngân hàng do tính chất đòn bẩy cao và đặc thù ngành. Đi kèm với việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay, các ngân hàng luôn phải tìm cách tăng nguồn vốn huy động tƣơng ứng. Thực trạng trong nhiều năm qua, tăng trƣởng huy động luôn thấp hơn so với tăng trƣởng cho vay, dẫn tới thanh khoản toàn hệ thống giảm sút. Tính riêng trong năm 2017 tại 13 ngân hàng lớn nhất, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn chỉ đạt 15,70% trong khi tốc độ tăng trƣởng cho vay là 21,18%. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2017, thanh khoản bình quân toàn hệ thống vẫn đƣợc đảm bảo với tỷ lệ ~ 85,39%. Đáng chú ý, chỉ số LDR có sự phân hóa rất mạnh. Những ngân hàng có tỷ lệ LDR thấp sẽ có lợi thế/ dƣ địa để tăng trƣởng tín dụng (tác động đến tăng trƣởng doanh thu) trong 2018.
Hình 2.3. Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn tại một số ngân hàng năm 2017
(Nguồn: Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2018 - www.dnse.com.vn)
Hiệu quả sinh lời của toàn hệ thống đƣợc cải thiện rõ rệt trong 3 năm qua, đặc biệt là 2017. Nguyên nhân là do: Thứ nhất cho vay tiêu dùng phát triển mạnh mẽ với mức lãi suất rất cao: Các công ty tài chính tiêu dùng đƣợc mở và tăng quy mô dƣ nợ liên tục tạo nên một làn sóng tăng trƣởng mới tại Ngân hàng trong các năm qua. Trong khi tăng trƣởng toàn ngành ở mức ~18% thì tín dụng tiêu dùng tăng trƣởng 50,2% năm 2016 và 65% năm 2017. Tuy nhiên cho vay tiêu dùng hàm chứa rất nhiều rủi ro kể cả về mặt chính sách cũng nhƣ thu hồi nợ, dẫn đến khả năng phát sinh nợ xấu lớn. Thứ hai do cơ cấu tín dụng thay đổi: Trong năm qua, cơ cấu tín dụng trung, dài hạn giảm từ 55,1% xuống còn 53,7%, chủ yếu giảm ở lĩnh vực xây dựng và kinh doanh Bất động sản. Các khoản cho vay hƣớng vào các lĩnh vực sản xuất nhiều hơn, đồng thời cho vay ngắn hạn tăng (bao gồm cả lĩnh vực tín dụng tiêu dùng) giúp lĩnh vực cho vay truyền thống cải thiện biên lợi nhuận, qua đó cải thiện NIM toàn ngành.
Hình 2.4. NIM toàn ngành ngân hàng giai đoạn 2012 - 2017
(Nguồn: Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2018 - www.dnse.com.vn)
Xét trong 13 ngân hàng lớn nhất, mức NIM bình quân đã lên tới 3,5%, cao hơn so với trung bình ngành là 3%. Tuy nhiên, 3 ngân hàng có mức NIM cao nhất đều có công ty tài chính tiêu dùng phát triển rất mạnh trong năm 2017 nhƣ VPBank (NIM 8,7%), MBB (NIM 4,2%) và HDB (NIM 4,1%). Mức NIM của nhóm này cao hơn vƣợt trội so với các ngân hàng chỉ có cho vay truyền thống.
Hình 2.5. NIM một số ngân hàng giai đoạn 2016 -2017
Đi kèm với tăng trƣởng cho vay, vấn đề kiểm soát nợ xấu luôn đƣợc các Ngân hàng và nhà đầu tƣ chú ý. Theo thống kê từ Ngân hàng và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nợ xấu đã đƣợc xử lý rất tích cực trong 3 năm qua. Đán chú ý, nợ xấu không chỉ giảm ở báo cáo của các Ngân hàng, mà còn giảm mạnh ở cả số nợ xấu đã bán cho Công ty quản lí tài sản VAMC. Điều này tác động tích cực không chỉ ở ngành ngân hàng, mà còn kích thích nền kinh tế phát triển do có thêm dòng tiền lƣu thông trong hệ thống. [32]
Hình 2.6. Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng giai đoạn 2013 - 2017
(Nguồn: Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2018 - www.dnse.com.vn)
b. Tổng quan nhân sự ngành ngân hàng giai đoạn 2016 - 2017
Trong những năm trƣớc đây, hệ thống ngân hàng đã phát triển về chiều rộng khá nhanh, thể hiện qua việc tăng số lƣợng ngân hàng và mở ra hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nƣớc, dẫn đến số lƣợng nhân viên ngân hàng phát triển đột biến. Thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc cho thấy, quy mô nhân lực ngành ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng, từ 67.558 ngƣời năm 2000 lên 180.000 ngƣời năm 2012. Trong đó, nhân sự làm việc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nƣớc là hơn 6.000 ngƣời, số còn lại làm việc trong các ngân hàng thƣơng mại và quỹ tín dụng nhân dân. Theo đánh giá của Ngân
hàng Nhà nƣớc, tỷ lệ đào tạo trong ngành ngân hàng cao hơn các ngành khác, tuy vậy tỷ lệ đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn các ngành khác: nguồn nhân lực có trình độ đại học ngân hàng là 30,06%, ngành khác 34,9%, cao học ngân hàng 1,35%, ngành khác 1,75%.
Theo báo cáo tài chính quý II-2014 và tình hình 6 tháng đầu năm 2014 mới công bố của Ngân hàng Eximbank, số nhân viên tại ngân hàng này là 2.969 ngƣời, giảm 77 ngƣời so với đầu năm. Ngân hàng SCB cũng có số lƣợng nhân sự giảm 143 ngƣời so với cuối năm 2013. Theo SCB, số lƣợng cán bộ nhân viên giảm là do cơ cấu tách nhân sự tạp vụ, tài xế để thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại Dịch vụ Sinh tài. Tại báo cáo tài chính riêng lẻ của Ngân hàng SHB, điểm khiến giới tài chính “giật mình” là việc ngân hàng này đã quá mạnh tay trong việc cắt giảm nhân sự. Chỉ trong 6 tháng, 666 nhân viên phải rời SHB khiến cho tổng số nhân sự tại ngân hàng này chỉ còn 4.256 ngƣời.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên SHB cắt giảm nhân sự lớn. Trƣớc đó, vào quý III-2013, ngân hàng này cũng đã cắt giảm 134 ngƣời và cắt đến 70% lƣơng so với cùng kỳ năm 2012. Ngân hàng VietinBank có tổng số cán bộ tính đến cuối tháng 6-2014 là 19.503 ngƣời, giảm 383 ngƣời so với đầu năm. Ngân hàng BacA Bank tính đến thời điểm hiện tại có 2.630 nhân sự, giảm 41 ngƣời so với quý I-2014. Ngân hàng ACB cũng giảm 379 ngƣời.
Bên cạnh hàng loạt ngân hàng mạnh tay cắt giảm nhân sự thì cũng có vài ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân sự nhƣng quy mô tuyển không lớn, có thể kể đến vài cái tên nhƣ ABBank, Vietinbank, Vietcombank, Oceanbank, OCB, VIB… Điển hình nhƣ ngân hàng Quân đội tăng thêm gần 500 ngƣời trong 6 tháng, ngân hàng Sacombank tăng hơn 200 ngƣời…
Theo kết quả điều tra xu hƣớng kinh doanh quý I/2014 của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ Ngân hàng Nhà nƣớc cho thấy những tín hiệu tích cực trong lĩnh vực nhân sự ngân hàng. Theo đó, 40% ngân hàng cho rằng họ vẫn đang
thiếu ngƣời và chắc chắn sẽ tuyển thêm trong tƣơng lai. Phần còn lại nhận thấy nguồn nhân lực hiện tại đủ đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị vẫn nhận định ngành ngân hàng sẽ phục hồi và sẵn sàng tăng lao động để nắm bắt, đón đầu.
Hai năm qua là quãng thời gian ngành ngân hàng bƣớc vào quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ. Số lƣợng tổ chức tín dụng đƣợc tinh giản so với thời điểm trƣớc năm 2015, tuy nhiên số lƣợng lao động ngành ngân hàng lại tăng trƣởng khá mạnh mẽ. Năm 2017, đa số các ngân hàng đều đẩy mạnh tuyển dụng và tăng thêm nhân sự, tuy nhiên một vài ngân hàng nhƣ BIDV, NCB và SHB vẫn có sự sụt giảm, trong đó ở BIDV giảm mạnh nhất khi nhân sự đến cuối năm 2017 chỉ còn 22.968 nhân viên, giảm 636 so với đầu năm. Mặc dù ngân hàng này vẫn đều đặn tuyển dụng với 2 đợt tuyển dụng tập trung lớn, mỗi đợt chỉ tiêu tuyển thêm 500 - 700 ngƣời.
Các ngân hàng khác nhƣ Techcombank năm 2017 tuyển mới gần 2.000 cán bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng song đến cuối năm lƣợng nhân viên của ngân hàng là 8.249 ngƣời, chỉ tăng hơn 900 ngƣời so với hồi đầu năm, tính ra trong năm cũng có đến hơn 1.000 nhân viên thôi việc.
Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoài quốc dân là những đơn vị tăng lực lƣợng lao động mạnh mẽ nhất, phải kể đến nhƣ VPBank tăng số lƣợng cán bộ nhân viên trong năm qua nhiều nhất với gần 6.500 ngƣời, lên 23.879 ngƣời (trƣớc đó năm 2016, VPBank cũng đứng đầu khi tăng quy mô nhân lực thêm 4.460 ngƣời). Kế đến là HDBank tăng thêm 2.626 ngƣời lên 13.728 ngƣời, năm 2016 HDBank cũng đã tăng số lao động tƣơng đƣơng mức này. MBBank cũng không thua kém khi tăng hơn 2.400 ngƣời, LienVietPostBank với 2.230 ngƣời lên lần lƣợt 13.094 và 7.380 ngƣời.
Còn VIB trong báo cáo thƣờng niên cho biết năm 2017 đã tuyển dụng tổng cộng hơn 2.000 nhân sự mới để thay thế và bổ sung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh liên tục mở rộng. Thế nhƣng đến cuối năm, số lƣợng nhân
viên tăng thêm so với đầu năm cũng chỉ có khoảng 800 ngƣời, tức là cũng đã có khoảng 1.200 ngƣời nghỉ việc.
Bình quân mỗi ngân hàng có khoảng 9.900 cán bộ nhân viên. Thống kê từ 20 ngân hàng TMCP công bố báo cáo tài chính quý IV/2017 cho thấy có đến 18 ngân hàng tăng tuyển dụng trong năm qua. Ghi nhận đến 31/12/2017, ngành ngân hàng đã tăng lực lƣợng lao động thêm hơn gần 20.700 ngƣời, lên trên 198.100 ngƣời, tƣơng đƣơng tăng 11,6% so với năm 2016 và tăng 13% so với năm 2015.
Báo cáo của Navigos Search năm 2017 cho biết, có đến 89% ngân hàng đƣợc hỏi có mức thu nhập trung bình của nhân viên từ 10-30 triệu đồng/tháng nhƣng vẫn khó tuyển và giữ ngƣời mặc dù đây là mức thu nhập đáng mơ ƣớc của nhiều ngành dịch vụ hiện nay tại Việt Nam. Nguyên nhân, theo Navigos chủ yếu là vì nhiều ngƣời e ngại làm việc tại ngân hàng bên cạnh khối lƣợng công việc nhiều, áp lực chỉ tiêu cao thì còn độ rủi ro lớn về pháp lý.
Nhu cầu tuyển dụng của ngành ngân hàng đƣợc dự đoán sẽ còn tăng do mảng bán lẻ, tín dụng tiêu dùng đang ngày càng đƣợc chú trọng, xem là mảng kinh doanh chiến lƣợc. Nhiều ngân hàng bên cạnh tuyển nhân sự chính thức còn tuyển thêm lƣợng lớn cộng tác viên để nhanh chóng mở rộng thị trƣờng, gia tăng thị phần,...Song phần lớn những vị trí đƣợc tuyển là cho bộ phận bán hàng, bán lẻ, có đặc điểm đòi hỏi nhiều kỹ năng giao tiếp, khả năng chịu áp lực cao nên tỷ lệ nhân viên trụ lại đƣợc sau thời gian thử việc là rất thấp.
Bên cạnh việc tuyển dụng từ phía nhà băng thì ở góc độ ngƣời lao động, nhiều ngƣời cho biết lƣơng thƣởng của nhân viên bán hàng thƣờng phụ thuộc vào doanh số, hợp đồng thì ngắn hạn, các cộng tác viên có thể không có bảo hiểm và các chế độ khác....Chính vì thế nên nghỉ việc cũng trở nên dễ dàng vì không gặp nhiều ràng buộc.
Bảng 2.1. Quy mô và tăng giảm nhân sự của một số ngân hàng năm 2017 STT Tên NH Năm thành lập Vốn điều lệ (tỷ) Số CN /PGD Số lao động 2017 Tăng/giảm so với 2016 1 BIDV 1957 34,187 191/854 24,588 Giảm 500 2 VPBank 1993 15,706 53/163 23,879 Tăng 6,492 3 VietinBank 1988 37,234 155 23,784 Tăng 827 4 Sacombank 1991 18,852 109/443 19,526 Tăng 1,447 5 Vietcombank 1962 35,978 101 16,277 Tăng 612 6 HDBank 1990 9,810 57/181 13,718 Tăng 2,626 7 MB bank 1994 18,255 13,094 Tăng 2,438 8 ACB 1993 10,273 354 10,334 Tăng 512 9 Techcombank 1993 8,878 312 8,766 Tăng 919 10 LienvietPostBank 2008 6,460 70/157 7,380 Tăng 2,230 11 SHB 1993 11,197 6,210 Giảm 141 12 Eximbank 1989 12,355 44 6,094 Tăng 178 13 VIB 1996 5,644 50/111 5,005 Tăng 810 14 TPBank 2008 5,550 30/34 4,848 Tăng 911 15 ABBank 1993 4,798 35/132 3,576 Tăng 316 16 KienLongBank 1995 3,000 28/89 2,582 Tăng 178 17 PG Bank 1993 3,000 16 1,620 Tăng 178
18 BacA Bank 1994 5,500 28 1,616 Tăng 114
19 MaritimeBank 1991 11,750 58/208 3,912 Tăng 430
(Nguồn: Tổng hợp từ vietnambiz.vn)
2.1.2. Tình hình hoạt động các ngân hàng TMCP tại Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2017 đoạn 2016 - 2017
Trong năm 2016, hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Đà Nẵng ổn định, tăng trƣởng huy động và tín dụng đạt mức cao nhất cả nƣớc, nợ xấu
đƣợc xử lý hiệu quả, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay ổn định và đƣợc điều chỉnh giảm dần. Cụ thể, năm 2016, các ngân hàng trên địa bàn thành phố rót vốn ra thị trƣờng khoảng 18.336 tỷ đồng, tăng 24,73% so với cùng kỳ năm 2015. Số tiền cho vay doanh nghiệp đạt 65.000 tỷ đồng, chiếm 70,27% trên tổng dƣ nợ, tăng 24,65% so với cuối năm 2015; dƣ nợ cho vay cá nhân đạt 27.500 tỷ đồng, chiếm 29,73%, tăng 25,20% so với cuối năm 2015. Huy động của các TCTD trên địa bàn ƣớc thực hiện là 99.000 tỷ đồng, tăng 25,75% so với cuối năm 2015. Tiền gửi dân cƣ đạt 67.500 tỷ đồng, tăng 21,42%; tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 31.500 tỷ đồng, tăng 36,17% so với cuối năm 2015.