7. Cấu trúc của luận văn
3.5.2. Kiểm định giả thiết trong mô hình hồi quy bội
Từ kết quả kết quả trên ta xây dựng đƣợc mô hình hồi quy bội nhƣ sau:
- Mô hình chưa chuẩn hóa:
Sự gắn kết (SGK) = -1,018 + 0,208CV + 0,260 TNPL + 0,125DTTT + 0,139 DKLV + 0,192 LD + 0,119DN + 0,267 THTC
- Mô hình hồi quy đã chuẩn hóa:
Sự gắn kết (SGK) = 0,195 CV + 0,222 TNPL + 0,128 DTTT + 0,125 DKLV + 0,169 LD + 0,099 DN + 0,196 THTC
Hay:
Mức độ gắn kết (SGK) = 0,195 Công việc +0,222 Thu nhập và phúc lợi
+ 0,128 Đào tạo và thăng tiến + 0,125 Điều kiện làm việc + 0,169 Lãnh đạo +
0,099 Đồng nghiệp + 0,196 Tự hào tổ chức
Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 7 yếu tố của mô hình ảnh hƣởng đến sự gắn kết của nhân viên ngân hàng TMCP tại Đà Nẵng đó là “Công việc”, “Thu nhập và phúc lợi”, “Đào tạo và thăng tiến”, “Điều kiện làm việc”, “Lãnh đạo”, “Đồng nghiệp”, “Sự tự hào tổ chức”. Với hệ số β = 0,222 thành phần “thu nhập và phúc lợi” có ảnh hƣởng lớn nhất cùng chiều đến sự gắn kết của nhân viên. Ba nhân tố khác cũng có ảnh hƣởng lớn đến sự gắn kết của nhân viên đó là “sự tự hào tổ chức” (hệ số β = 0,196), “công việc” (hệ số β = 0,195). Nhân tố “đào tạo và thăng tiến” (hệ số β = 0,128), “lãnh đạo” (hệ số β = 0,169) có ảnh hƣởng tới sự gắn kết của nhân viên là gần nhƣ nhau. Hai nhân tố còn lại là “điều kiện làm việc” (hệ số β = 0,125), “đồng nghiệp” (hệ số β = 0,099) cũng có mối quan hệ cùng chiều đến sự gắn kết của nhân viên.
Từ kết quả hồi quy ở trên, các biến độc lập đều có hệ số Sig < 0,05 nên các giả thuyết H1 đến H7 đƣợc nêu ở trên đều đƣợc chấp nhận.