Sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã hình thành các phân ngành nhỏ trong mỗi ngành kinh tế lớn. Chẳng hạn trong nông nghiệp, phân công lao động hình thành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong nông nghiệp lại chia thành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Tiếp đó trồng trọt lại chia thành sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực...
Mỗi ngành sẽ được phân bổ số lượng nguồn lực nhất định chúng tạo ra một mức sản lượng nhất định. Tập hợp lại các ngành con sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành qua đó quyết định sự phát triển của ngành chính. Như vậy, cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành này phản ảnh mối quan hệ số lượng và chất lượng giữa các bộ phận (ngành nhỏ) trong nội bộ ngành của nền kinh tế quốc dân trong việc phân bổ nguồn lực và mức sản lượng hàng hoá dịch vụ được tạo ra.
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành chính là quá trình làm thay đổi các mối quan hệ số lượng và chất lượng giữa các ngành trong nội bộ mỗi ngành trên cơ sở thay đổi việc phân bổ các nguồn lực giữa chúng dưới sự tác động của nhiều nhân tố biên trong và bên ngoài khác nhau. Sự thay đổi phân bổ nguồn lực này sẽ làm thay đổi mức sản lượng hàng hoá dịch vụ do mỗi ngành tạo ra và do đó cũng làm thay đổi vai trò vị trí của mỗi ngành và cuối cùng những ngành có cấu trúc và công nghệ hiện đại hơn sẽ phát triển và đóng góp nhiều hơn nên sản lượng của nền kinh tế cũng tăng lên hay nền kinh tế phát triển.
- Nhóm ngành nông nghiệp: Bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. - Nhóm ngành công nghiệp xây dựng : Bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng
- Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm thương mại, bưu điện, du lịch…