Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 76 - 78)

- Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của kinh tế tri thức có bước phát triển nhảy vọt, là xu thế vận động và phát triển khách quan của lịch sử. Trong nền kinh tế hiện đại hay truyền thống tất cả đều phải dựa vào tri thức hoặc phải kết hợp một phần lớn các tri thức mới, có như vậy kinh tế mới phát triển có hiệu quả.

Nhân tố quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức là con người, vấn đề không còn là tài nguyên thiên nhiên hay nguồn vốn. Đầu tư vào tài nguyên con người chủ thể sáng tạo ra tri thức trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển. Để thu hẹp được khoảng cách phát triển cần phải thu hẹp được khoảng cách về tri thức và năng lực tạo ra tri thức. Sự xuất hiện kinh tế tri thức đem lại nhiều cơ hội cho nước ta, rút ngắn khoảng cách của nước ta với các nước đang phát triển. Sự khác biệt về trình độ phát triển nguồn nhân lực và công nghệ giữa nước ta và các nước phát triển là rất lớn, vì vậy trong thời gian tới cần có sự phát triển mạnh về nhân tố con người.

- Các tổ chức quốc tế có uy tín như WTO, IMF, WB… ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, thông qua việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đầu tư, cho vay vốn nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế cho mỗi quốc gia hay khu vực.

Ở nước ta nền kinh tế xã hội còn bị hạn chế nhiều, song có nhiều tiền đề cơ bản để được thu hút vào quá trình này. Đó là chính sách đối ngoại được mở rộng và tiềm lực tự thân về kinh tế và khoa học công nghệ của đất nước đang có những chuyển biến tích cực. Quan hệ đối ngoại của nước ta phát triển mạnh mẽ, mở rộng

hợp tác quốc tế, nhiều Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã và đang đầu tư, viện trợ hoặc cho vay phát triển…

Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cũng đang diễn ra gay gắt giữa các nước vì vậy nhằm thu hút được các nguồn vốn từ bên ngoài cần có một môi trường minh bạch, cơ chế thông thoáng hơn.

Các nước công nghiệp phát triển, sẽ có những đổi mới sâu rộng bởi sự phát triển của khoa học công nghệ với những nội dung chủ yếu là tiến bộ về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu…, sẽ tìm cách chuyển giao những công nghệ củ, lạc hậu gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Do vậy trong thời gian tới việc chuyển gia công nghệ cần tìm hiểm nguồn gốc và sự tiến bộ của công nghệ mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Toàn cầu hoá và khu vực hoá đang gia tăng trở thành xu thế và đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới, là xu thế tất yếu khách quan của nền kinh tế thế giới trong những năm của thế kỷ 21. Quá trình nhất thể hoá kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra sâu rộng được biểu hiện như đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh, mua bán và chuyển giao công nghệ ngày càng sâu rộng và các công ty xuyên quốc gia phát triển ngày càng mạnh.

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, không một quốc gia nào đứng ngoài cuộc chơi này. Cốt lõi của vấn đề là trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích dân tộc, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, khai thác tối đa các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá đối với đất nước nhằm thực hiện thành công trong quá trình phát triển đất nước trong từng giai đoạn phát triển.

Tác động tích cực của toàn cầu hoá:

+ Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất. + Mở rộng và phát triển thị trường ra khu vực và toàn cầu. + Bổ sung và phân bổ lại nguồn lực.

+ Thúc đẩy cải cải kinh tế và hợp tác phát triển. + Tiền đề cho sự phát triển bền vững.

+ Nâng cao đời sống của nhân dân thông qua tăng trưởng kinh tế và sự tiếp cận của người dân với các sản phẩm dịch vụ cao cấp quốc tế, cơ hội học tập và du lịch nước ngoài.

Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá:

+ Chịu hiệu ứng Domino của những bất ổn khu vực và thế giới. + Gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Rõ ràng bối cảnh quốc tế tạo cho nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế là phái vượt qua các thách thức đó, tranh thủ các cơ hội nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý tiến bộ và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 76 - 78)