Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 82 - 84)

Hà Tĩnh có thể phát triển vị thế hiện tại trở thành một nền kinh tế hiện đại có vai trò, vị trí đặc biệt và là động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam và khu vực. Để làm được điều này, Hà Tĩnh cần tập trung vào các công việc chính sau đây:

- Xây dựng 1 tầm nhìn dài hạn, thông báo và có sự thống nhất rộng rãi với các đơn vị: Hà Tĩnh cần tự xây dựng một tầm nhìn dài hạn rõ ràng, không chỉ cho 10 hoặc 20 năm tới mà là cả 1 thế hệ. Tầm nhìn này sẽ tạo động lực và định hướng các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn và trung hạn. Tầm nhìn này cần được xây dựng cụ thể cho Hà Tĩnh, đồng thời phản ánh được các định hướng và xu thế ở cấp độ khu vực, quốc gia và quốc tế.

- Lựa chọn 1 cách sáng suốt con đường phát triển và các cụm ngành trọng điểm: Hà Tĩnh cần cẩn trọng khi xác định con đường phát triển của mình và các cụm kinh tế trọng điểm mà tỉnh sẽ tập trung phát triển. Trong vài thập kỷ tới, Hà Tĩnh có cơ hội để chuyển đổi nền kinh tế lấy yếu tố sản xuất làm động lực đầu tiên là sang nền kinh tế lấy đầu tư làm động lực và cuối cùng là hướng tới nền kinh tế định hướng lấy đổi mới làm động lực với công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lớn. Điều này đòi hỏi tỉnh phải xác định, tạo động lực, xây dựng và phát triển danh mục các cụm ngành có thể thúc đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển đổi này. Những cụm ngành này trong tương lai sẽ quyết định vị thế của tỉnh. Để lựa chọn đúng các cụm ngành, cần lưu ý những điều sau:

+ Sử dụng bền vững tối đa tiềm năng thế mạnh của tỉnh (tài nguyên: quặng sắt, vị trí: cảng nước sâu, gần với Lào và Đông Thái Lan)

+ Khả năng xây dựng các cụm công nghiệp tuyến dưới dựa trên nguồn lực và lợi thế hiện có để đảm bảo tăng trưởng và bền vững trong tương lai

+ Tận dụng các xu thế quốc tế và quốc gia, giúp Hà Tĩnh tiếp cận các thị trường trong nước và quốc tế (Ví dụ, các cụm ngành mà nhu cầu trong nước và khu vực sẽ gia tăng, các cụm ngành mà Việt Nam có vị thế cao và còn đang lên trên toàn cầu)

+ Các cụm ngành Hà Tĩnh có khả năng cạnh tranh ở cấp độ trong nước và khu vực (hoặc) có thể liên kết và hỗ trợ các cụm khác có khả năng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh

+ Cơ cấu cụm ngành giúp tạo việc làm giá trị cao cho nhiều trình độ tay nghề khác nhau, đồng thời cho phép tỉnh dần dần từng bước nâng cao trình độ lực lượng lao động

+ Các cụm ngành ít bị ảnh hưởng từ những bất lợi về tự nhiên của tỉnh, cụ thể là điều kiện thời tiết khắc nghiệt và địa hình

- Xây dựng môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng có khả năng cạnh tranh và đạt đẳng cấp thế giới: để các cụm ngành phát triển và lấy nguồn đầu tư chất lượng cao từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước làm động lực, Hà Tĩnh cần xây dựng một môi trường đầu tư đạt đẳng cấp thế giới, có khả năng cạnh tranh cao nhất tại Việt Nam và khu vực. Đây là sẽ là điểm thu hút nhà đầu tư tiềm năng đến với tỉnh. Môi trường đầu tư này sẽ kết hợp với một số chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao (tỉnh tự đầu tư hoặc hợp tác với các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng khác) và giúp các cụm ngành phát triển mạnh. Tỉnh cần tập trung vào các hạ tầng giúp doanh nghiệp thành lập và vận hành hiệu quả, cũng như tăng cường kết nối với các thị trường trọng điểm / các trung tâm về nhu cầu.

Để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư các cụm ngành một cách cẩn thận và có hệ thống, Hà Tĩnh cần luôn tập trung kêu gọi đầu tư một cách có chọn lọc – hướng tới chất lượng đầu tư và lợi ích lâu dài thay vì số lượng đầu tư và lợi ích ngắn hạn.

Hà Tĩnh rất cần có kế hoạch huy động đầu tư từ doanh nghiệp và các nguồn bên ngoài khác, do ngân sách nhà nước trong ngắn hạn và trung hạn sẽ không đủ cho sự phát triển của tỉnh.

- Chú ý tới các kế hoạch và chiến lược quốc gia và khu vực: trong khi xây dựng chiến lược và kế hoạch của mình, Hà Tĩnh cần chú ý tới và tận dụng các chiến lược và kế hoạch quốc gia, cũng như chiến lược và kế hoạch phát triển khu vực

mạnh và đầu tư của tỉnh trong các lĩnh vực có sự hỗ trợ lẫn nhau, cũng như có khả năng tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô và hưởng lợi từ các địa phương khác đã phát triển mạnh các cụm ngành này.

- Lập kế hoạch cho phát triển trong tỉnh: chiến lược và quy hoạch phát triển của Hà Tĩnh sẽ hướng tới nội bộ tỉnh, ví dụ như ưu tiên cho lợi ích của người nghèo, xoá đói giảm nghèo. Mặc dù nông nghiệp, các ngành liên quan và kinh tế nông thôn có thể giảm về tỉ trọng trong tổng GDP, các lĩnh vực này vẫn được sự quan tâm đặc biệt do 1 phần lớn lực lượng lao động, đặc biệt là người nghèo, vẫn tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này và sống ở các vùng nông thôn. Tỉnh phải đảm bảo cơ cấu các cụm ngành và các chiến lược được lựa chọn tạo đủ công ăn việc làm cho lao động nghèo không có tay nghề hoặc có tay nghề hạn chế, đồng thời giúp họ có cơ hội nâng cao tay nghề dần dần.

- Tập trung vào tính bền vững và khả năng chống chịu: cuối cùng, bất kỳ chiến lược và quy hoạch nào của Hà Tĩnh cũng phải tập trung vào tính bền vững và khả năng chống chịu, do Hà Tĩnh rất dễ bị tác động từ thiên tai, ảnh hưởng dài hạn của biến đổi khí hậu, và tác động từ truyền thống và văn hoá của tỉnh. Do đó, trong tất cả các nội dung của kế hoạch, như việc lựa chọn và vận hành các cụm ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị và nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng và giải quyết đói nghèo, Hà Tĩnh cần xem xét kỹ lưỡng đến khả năng chống chịu, tính bền vững về kinh tế, môi trường văn hoá và xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)